NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG GIA ĐÌNH CÂY TRỘI THÔNG CARIBÊ (Pinus caribaea Morelet) TỪ HẠT BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ


Các tác giả

  • Lưu Thị Như Quỳnh Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Văn Thu Huyền Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Anh Dũng Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Hoàng Thị Hồng Hạnh Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Lê Thị Hoa Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Hiên Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Hiên Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Đỗ Hữu Sơn Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Hữu Sơn Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Cấn Thị Lan Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Mai Thị Phương Thúy Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Thông caribê,, nhân giống in vitro,, cây trội,, nhân giống hom, cây mầm

Tóm tắt

Thông caribê có tiềm năng cho trồng rừng ở nước ta do khả năng sinh
trưởng nhanh hơn các loài thông khác, tính chất gỗ khá tốt, thích nghi trên
nhiều dạng lập địa khác nhau, có khả năng chống chịu gió bão tốt. Tuy
nhiên, vấn đề nhân giống bằng hạt hay hom chưa đáp ứng được nhu cầu
trồng rừng. Vì vậy, đối với Thông caribê nhân giống in vitro cho các lô hạt
cây trội là hình thức có hiệu quả để phát triển các giống có năng suất, chất
lượng được cải thiện vào sản xuất. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu nhân giống in vitro cho Thông caribê sử dụng nguồn vật
liệu ban đầu là hạt thu từ các cây trội đã được chọn lọc. Hạt Thông caribê
được tiến hành nảy mầm trên bông gòn. Đoạn thân mầm từ cây mầm 40
ngày tuổi được sử dụng làm mẫu vật cho quá trình khử trùng. Kết quả khử
trùng tốt nhất là sử dụng clorua thủy ngân HgCl2 0,1% trong thời gian 12
phút. Môi trường nhân chồi tối ưu là MS
*
+ 0,25mg/l BAP + 4,25g/l agar +
30g/l đường. Chu kỳ nhân chồi từ 40 - 45 ngày, sau thời gian trên cụm chồi
có hiện tượng giảm số lượng chồi và hạn chế tăng trưởng chiều cao. Môi
trường thích hợp nhất để tạo rễ in vitro là 1/2 MS
*
+ 1mg/l IBA + 4,5g/l
agar + 30g/l đường. Chồi in vitro bắt đầu ra rễ sau 4 tuần và ra rễ hoàn
chỉnh sau 6 tuần.

Tài liệu tham khảo

1. Akaneme F. I. và Eneobong E. E., 2008. Tissue culture in Pinus caribaea Mor. var. Hondurensis barr. and golf. II: Effects of two auxins and two cytokinins on callus growth habits and subsequent organogenesis. African Journal of Biotechnology, 7 (6): 757 - 765.

2. Barnes R.D., Nikles D.G., Burley J., 1978. Progress and problems of genetic improvement of tropical forest trees. Department of Forestry commonwealth Forestry Institute university of Oxford, Brisbane, Quensland, Australia, 4 - 7 April.

3. Chengqun Lv. and Huang B., 2012. Stem Tissue Culture of Pinus elliottii × Pinus caribaea, in 2012 International Conference on Biomedical Engineering and Biotechnology, 1700 - 1703.

4. Hà Huy Thịnh, 2011. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

5. Lê Đình Khả, 1999. Chọn giống các loài thông thuộc chi Pinus. Thông tin chuyên đề, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Thông tin, số 7.

6. Murashige T. and Skoog F., 1962. A resied medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue cultures. Physiology Plant, (15): 473 - 495.

7. Phí Quang Điện, 1989. Báo cáo về khảo nghiệm loài và xuất xứ thông. Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

8. Stahl P., 1988. Species and provenance trials on pine 1976 - 1984. Vinh Phu, Viet Nam

Tải xuống

Số lượt xem: 17
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

22-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Như Quỳnh, L.T., Huyền, V.T., Dũng, N.A., Hạnh, H.T.H., Hoa, L.T., Hiên, N.T., Hiên, N.T., Sơn, Đỗ H., Sơn, Đỗ H., Lan, C.T. và Thúy, M.T.P. 2024. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG GIA ĐÌNH CÂY TRỘI THÔNG CARIBÊ (Pinus caribaea Morelet) TỪ HẠT BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>