KẾT QUẢ CHỌN CÂY TRỘI THẢO QUẢ TẠI YÊN BÁI VÀ LÀO CAI


Các tác giả

  • Phùng Nhuệ Giang Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ
  • Nguyễn Thị Hiền Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ
  • Phan Văn Thắng Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ
  • Nguyễn Đức Long Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ

Từ khóa:

Cây trội, Thảo quả, Lào Cai, Yên Bái.

Tóm tắt

TÓM TẮT

Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) là một trong những loài cây lâm sản ngoài gỗ chính thuộc nhóm dược liệu/gia vị có giá trị kinh tế cao, được gây trồng phổ biến dưới tán rừng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Sản phẩm chính của cây Thảo quả là quả. Hiện nay, tổng diện tích gây trồng ước tính khoảng 33.488 ha với sản lượng quả ước đạt khoảng 5.000 tấn, giá trị sản xuất ước đạt 25 - 30 triệu USD, mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng nghìn hộ gia định sống ở miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, năng suất, sản lượng và chất lượng Thảo quả đang có chiều hướng suy giảm mạnh. Nguyên nhân chính là do thiếu các nguồn giống chất lượng tốt, phù hợp và ổn định để cung cấp cho nhu cầu sản xuất. Vì vậy, việc chọn giống Thảo quả có năng suất cao và chất lượng tốt là hết sức cần thiết. Lào Cai và Yên Bái là 2 tỉnh tạo nên vùng trồng Thảo quả lớn nhất cả nước. Từ các lô rừng trồng Thảo quả ở Sa Pa, Văn Bàn (Lào Cai) đã chọn được 48 cây trội có năng suất quả đạt từ 5,4 - 15,3 kg quả/cây, độ vượt về năng suất quả đạt từ 201,5 - 708,1%, hàm lượng tinh dầu trong hạt khô của các cây trội đạt từ 1,6 - 3,2%, vượt quy định của Dược điển Việt Nam V năm 2017 từ 12,9% đến 127,9%. Từ các lô rừng trồng Thảo quả ở Mù Cang Chải (Yên Bái) đã chọn được 6 cây trội có năng suất quả đạt từ 5,1 - 9,8 kg quả/cây, độ vượt về năng suất quả đạt từ 246,7 - 543,7%, hàm lượng tinh dầu trong hạt khô của các cây trội đạt từ 2,6 - 3,6%, vượt quy định của Dược điển Việt Nam V năm 2017 từ 82,1% đến 153,6%. Các cây trội này đã được lấy làm vật liệu nhân giống cho nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống phục vụ sản xuất trong giai đoạn trước mắt và tương lai.

Tài liệu tham khảo

1. Triệu Văn Hùng, 2007. Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Dự án Hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam - Pha II, Nhóm cây thuốc. NXB Bản đồ, trang 566 - 569.

2. Hoàng Văn Lâm, 2004. Góp phần nghiên cứu tính đa dạng và tình hình phát triển Thảo quả tại xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Luận văn Thạc sỹ Dược học. Đại học Dược Hà Nội, 87 trang.

3. Nguyễn Huy Sơn, 2014. Kỹ thuật trồng 10 loài cây lâm sản ngoài gỗ làm gia vị. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 171 trang.

4. Phan Văn Thắng, 2008. Báo cáo nghiên cứu kỹ thuật canh tác Thảo quả bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam. Tổ chức Phát triển Hà Lan.

5. Phan Văn Thắng, 2018. Lâm sản ngoài gỗ: chuỗi giá trị và vị thế của đồng bào dân tộc thiểu số - góc nhìn từ cơ quan nghiên cứu. Tài liệu kỷ yếu hội thảo Dân tộc thiểu số 2018, Tam Kỳ, Quảng Nam, 18-20/8/2018.

Tải xuống

Đã xuất bản

15-08-2023

Số lượt xem tóm tắt

12

PDF Tải xuống

29

Cách trích dẫn

[1]
Giang, P.N., Hiền, N.T., Thắng, P.V. và Long, N. Đức 2023. KẾT QUẢ CHỌN CÂY TRỘI THẢO QUẢ TẠI YÊN BÁI VÀ LÀO CAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 8 2023), 27–42.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả