NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY DẺ ĐỎ ( Lithocarpus ducampii A. Camus) TỪ HẠT


Các tác giả

  • Đặng Thịnh Triều Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Dương Quang Trung Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Đào Trung Đức Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Mai Thị Linh Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trần Anh Hải Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Anh Dũng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ
  • Đào Hùng Mạnh Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

Từ khóa:

Dẻ đỏ, nhân giống, , bảo quản hạt,, xử lý hạt,, che sáng, thành phần ruột bầu

Tóm tắt

Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A. Camus) thuộc họ Dẻ (Fagaceae), là cây
bản địa, mọc nhanh, lá rộng thường xanh, phân bố ở các tỉnh vùng núi phía
Bắc. Dẻ đỏ là cây gỗ lớn, được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nên
có giá trị kinh tế cao và rất có triển vọng cho trồng rừng và phục hồi rừng
tự nhiên. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Dẻ đỏ từ hạt cho thấy:
Hạt Dẻ đỏ không cần xử lý mà có thể gieo ngay sau khi thu hái. Hạt Dẻ đỏ
bảo quản trong túi nilon kín ở nhiệt độ 5 - 8
o
C, sau 4 tháng hạt vẫn cho tỷ lệ
nảy mầm 80,0%. Thành phần ruột bầu tốt nhất cho cây con là 99,5% đất
tầng mặt + 0,5% phân NPK (12:5:10). Trong giai đoạn vườn ươm, cần che
50% ánh sáng để Dẻ đỏ cho tỷ lệ sống và sinh trưởng tốt nhất

Tài liệu tham khảo

1. Hà Thị Hiền, 2008. Ảnh hưởng của mức độ che sáng đến sinh trưởng của Dẻ đỏ giai đoạn vườn ươm. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội số 2.

2. Nguyễn Trung Hiếu. 2013. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài cây Dẻ đỏ Lithocarpus ducampii (H. et A. Camus) tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Thái Nguyên.

3. Hà Thị Mừng, 2009. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái của một số loài cây lá rộng bản địa làm cơ sở cho việc gây trồng rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

4. Nguyễn Thị Nhung, 2005. “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng các loài cây bản địa vùng Trung tâm Bắc Bộ”. Viện Khoa học Lâm nghiệp, Báo cáo tổng kết đề tài.

5. Nguyễn Thị Nhung, 2009. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để xây dựng mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn bằng các loài lá rộng bản địa ở vùng Trung tâm Bắc Bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Báo cáo tổng kết đề tài.

6. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2010. Kỹ thuật trồng một số loài cây lấy gỗ. N XB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

28

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Triều, Đặng T., Trung, D.Q., Đức, Đào T., Linh, M.T., Hải, T.A., Hải, V. Đại, Dũng, N.A. và Mạnh, Đào H. 2024. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY DẺ ĐỎ ( Lithocarpus ducampii A. Camus) TỪ HẠT. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.