NHÂN GIỐNG in vitro CÁC GIA ĐÌNH ƯU VIỆT KEO LÁ LIỀM (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG


Các tác giả

  • Phí Hồng Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Văn Thu Huyền Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Gia đình ưu trội, già hóa, Keo lá liềm, nhân giống sinh dưỡng, trồng rừng gia đình dòng vô tính

Tóm tắt

Trồng rừng vô tính theo gia đình (CFF - Clonal Family Forestry) cho Keo lá liềm đã được ứng dụng thành công ở Indonesia, đây là phương pháp nhằm nhân giống sinh dưỡng hàng loạt các cá thể ưu việt trong các gia đình ưu việt, không giữ lại dòng vô tính đồng nhất. Ứng dụng phương pháp này, nghiên cứu về nhân giống cho 5 gia đình ưu việt Keo lá liềm trong vườn giống thế hệ 2 tại Quảng Trị và Bình Thuận bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào đã được tiến hành. Hạt giống được rửa dưới vòi nước chảy trong 3 - 5 phút, sau đó rửa bằng nước xà phòng loãng, tráng với nước cất vô trùng 3 - 5 lần, đun trong nước sôi 1 phút, sau đó ngâm trong HgCl2 ở 2 nồng độ (0,05% trong thời gian 7 phút hoặc 0,1% trong thời gian 5 phút. Cuối cùng là tráng bằng nước cất vô trùng 3 - 5 lần. Hạt đã khử trùng được cấy vào môi trường MS* (MS cải tiến) có bổ sung 4,5 g/L Agar và 30 g/L Đường sucrose. Kết quả cho thấy có tới 23,3% mẫu nảy mầm. Môi trường MS* bổ sung 1,5 mg/L BAP cùng 2 mg/L NAA và 2,0g/L Than hoạt tính cho 8,9 chồi/cụm và tỷ lệ chồi hữu hiệu là 42,8%. Môi trường ra rễ thích hợp là 1/2MS* bổ sung 1,0 mg/L IBA (tỷ lệ ra rễ đạt 83,2%). Đối với Keo lá liềm chỉ nên nhân chồi đến vòng thứ 7, mỗi vòng 25 ngày, sau đó hủy mẫu. Thông thường, sau 7 lần cấy chuyển từ 1 hạt Keo lá liềm có khả năng tạo được khoảng 2.453 cây con (nuôi dưỡng ở giai đoạn 3 tháng tuổi).

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Thị Mai, Lương Thị Hoan, Lê Sơn, Nguyễn Thanh Hương, 2003. Bước đầu nghiên cứu nhân giống Keo lá tràm bằng phương pháp nuôi cấy mô. Thông tin Khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Số 4.

2. Finkeldey, R. and Hattemer, H.H., 2007. Tropical Forest Genetics. Springer, Berlin, Heidelberg, New York, 315pp.

3. Griffin Akeng, 2000. Micropropagation of Acacia crassicarpa A. Cunn ex Benth. Masters thesis, Universiti Putra Malaysia.

4. Griffin, A.R; Tran Duc Vuong; Harbard J.L.; Wong C.Y.; Brooker C.; Vaillancourt R. E., 2010. Improving controlled pollination methodology for breeding Acacia mangium Willd. New Forest, 1 - 12.

5. Hà Huy Thịnh, 2006. Báo cáo tổng kết đề tài giai đoạn 2001 - 2005, đề tài “Nghiên cứu chọn, tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 124 trang.

6. Hà Huy Thịnh, Phí Hồng Hải, Nguyễn Đức Kiên, 2011. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu. Nhà xuất bản Nông nghiệp.181 trang.

7. Lê Đình Khả, 2003. Nghiên cứu chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 292 trang.

8. Muhammad Shahinozzaman, Mustafa Abul Kalam Azad, Muhammad Nurul Amin, 2012. In vitro Clonal Propagation of a Fast Growing Legume Tree - Acacia mangium Willd. Employing Cotyledonary Node Explants. Not Sci Biol, 2012, 4 (2): pp 79 - 85.

9. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003. Phát triển các loài keo Acacia ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp. 132 trang.

10. Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Thuận Châu, 2005. Giáo trình Sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Hà Nội.

11. Poupard C, Chauvière M, Monteuuis O., 1994. Rooting Acacia mangium and Acacia crassicarpa cuttings: effects of age, within - shoot position and auxin treatment. Silvae Genetica 43:226 - 231

12. Triệu Thị Thu Hà và Phí Hồng Hải, 2016. Nghiên cứu nhân giống invitro các gia đình ưu việt Keo tai tượng (Acacia mangium) phục vụ trồng rừng dòng vô tính theo gia đình. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên san giống số 1.2016, trang 249 - 256.

13. Trương Thị Bích Phượng, Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Ánh Hằng, Nguyễn Quang Thành và Đặng Thái Dương, 2012. Nhân giống in vitro cây Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth). Tạp chí Công nghệ Sinh học, số 10 (4A), trang 907 - 914.

14. Turnbull, J.W., Crompton, H.R. and Pinyopusarerk, K. (eds), 1998. Recent Developments in Acacia Planting. Proceedings of the Third International Acacia Workshop, Hanoi, 27 - 31 Oct 1997. ACIAR Proceedings No. 82. Australian Centre for International Agricultural Research, Canberra. 383 pp.

15. Wong CY, Yuliarto M. 2014. Deployment of acacias in short rotation pulpwood plantation. In: ‘Sustaining the Future of Acacia Plantation Forestry’ International Conference, IUFRO Working Party 2.08.07: Genetics and Silviculture of Acacias, Hue, Vietnam, 18 - 21 March 2014, Compendium of Abstracts.

Tải xuống

Số lượt xem: 6
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hải, P.H. và Huyền, V.T. 2024. NHÂN GIỐNG in vitro CÁC GIA ĐÌNH ƯU VIỆT KEO LÁ LIỀM (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>