NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CHO MỘT SỐ DÒNG KEO TAM BỘI (X101, X102) MỚI ĐƯỢC CÔNG NHẬN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO


Các tác giả

  • Đồng Thị Ưng Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Nghiêm Quỳnh Chi Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Lưu Thị Quỳnh Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Văn Thu Huyền Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Nuôi cấy mô,, keo tam bội

Tóm tắt

Đa bội hóa là sự tăng bội bộ nhiễm sắc thể đơn bội trong một tế bào hoặc
cùng loài (thể tự đa bội) hoặc của 2 loài khác nhau (thể dị đa bội) và là một
hiện tượng tự nhiên, xuất hiện tương đối hiếm ở các loài động vật, song khá
phổ biến ở các loài thực vật (khoảng 70% loài thực vật có hoa) với tần suất
khác nhau. Trong lâm nghiệp, việc chọn tạo và sử dụng giống đa bội là một
hướng đi mới và kỳ vọng có được những giống mới với sự khác biệt lớn về
kiểu gen và kiểu hình. Kết quả của việc nhân lên về số lượng nhiễm sắc thể
sẽ dẫn đến tăng liều lượng gen, tăng mức độ dị hợp tử, tăng mức độ tương
tác giữa thông tin di truyền. Nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp
nuôi cấy mô cho một số dòng keo tam bội (X101, X102) mới được công
nhận giống sẽ góp phần hoàn hiện quy trình chọn tạo giống keo tam bội,
làm cơ sở xây dựng chiến lược cải thiện giống đa bội cho các loài cây Keo
nhiệt đới ở Việt Nam. Kết quả nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô
cho một số dòng keo tam bội cho thấy việc sử dụng chồi vượt hay chồi
nách làm vật liệu vào mẫu, khử trùng bằng HgCl
2 0,05% trong thời gian 5
phút cho hiệu quả cao nhất: tỷ lệ mẫu sống (80%); tỷ lệ bật chồi hữu hiệu
(28,4%). Tuy nhiên, việc sử dụng javen 3% trong thời gian 20 phút cũng
cho hiệu quả khá tốt: tỷ lệ mẫu sống (70,6%); tỷ lệ bật chồi hữu hiệu
(18,2%). Để giảm bớt độc hại cho người dùng và cho môi trường thì việc
dùng javel trong khử trùng được khuyến khích hơn là dùng HgCl2 mặc dù
hiệu quả kém hơn. Các cụm chồi hữu hiệu được nuôi cấy tiếp trong môi
trường Murashige và Skoog cải tiến (MS) có bổ sung điều hòa sinh trưởng
riêng lẻ hoặc tổ hợp. Số chồi/cụm cao nhất đạt được trong môi trường MS*
+1,0 mg/l BAP + 0,25 mg/l GA
3 (5,0 - 5,5 chồi/cụm) và tỷ lệ chồi hữu hiệu
(48,6 - 51,9%). Chồi hữu hiệu đạt tiêu chuẩn được ra rễ trong môi trường
1/2MS* + 2 mg/l IBA, tỷ lệ ra rễ đạt 78,4 - 80,1%.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Đình Khả, 2003. Chọn tạo và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Triệu Thị Hà, Cấn Thị Lan và Đồng Thị Ưng, 2014. Nghiên cứu nhân giống Keo lá tràm (Acacia auriculiformisA. Cunn. Ex Benth) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4, 3508 - 3515.

3. Đoàn Thị Mai, 2003. Nhân giống cho một số loài cây trồng rừng có năng suất, chất lượng cao bằng phương pháp nuôi cấy mô. Báo cáo Hội nghị “Công nghệ sinh học” toàn quốc. Hà Nội, tháng 11 năm 2003.

4. Đoàn Thị Mai, Lê Sơn, Lương Thị Hoan, Ngô Thị Minh Duyên, Nguyễn Thiên Hương, 2005. Nhân giống một sốloài cây trồng rừng có năng suất, chất lượng cao bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp.

5. Đoàn Thị Mai, Nguyễn Thị Mỹ Hương, Vũ Thị Ngọc, Trần Thanh Hương, Văn Thu Huyền, 2009a. Nuôi cấy một số giống keo lai mới chọn tạo. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2: trang 905 - 910.

6. Đoàn Thị Mai, Lê Sơn, 2011. Nhân nhanh giống keo lai tự nhiên, keo lai nhân tạo, Bạch đàn Uro, Bạch đàn lai nhân tạo và Lát hoa mới chọn tạo bằng công nghệ tế bào. Báo cáo tổng kết đề tài thuộc chương trình công nghệ

sinh học trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.

7. Griffin A, Midgley S, Bush D, Cunningham P, Rinaudo A, 2011. Global uses of Australian acacias - recent trends and future prospects. Diversity and Distributions 17, 837 - 847.

8. Hai PH, Harwood C, Kha LD, Pinyopusarerk K, Thinh HH, 2008. Genetic gain from breeding Acacia auriculiformis in Vietnam. Journal of Tropical Forest Science 20, 313 - 327.

9. Phi Hong Hai, 2009. Genetic improvement of plantation - grown Acacia auriculiformis for sawn timber production. PhD Thesis, Swedish University of Agricultural Sciences, Uppsala.

Tải xuống

Số lượt xem: 14
Tải xuống: 2

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Ưng, Đồng T., Chi, N.Q., Quỳnh, L.T. và Huyền, V.T. 2024. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CHO MỘT SỐ DÒNG KEO TAM BỘI (X101, X102) MỚI ĐƯỢC CÔNG NHẬN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả