NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÁC DÒNG TRÀM NĂM GÂN Q15.38, Q15.013, Q16.427 (Melaleuca quinquenervia (Cav.) S.T.Blake) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY IN VITRO


Các tác giả

  • Khuất Thị Hải Ninh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hoàng Thị Thu Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Thơ Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đào Thị Thanh Mai Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Quang Nam Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Thanh Hường Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản
  • Lê Đnh Khả Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản
  • Hoàng Thanh Lộc Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản

Từ khóa:

Dòng vô tính,, in vitro,, Tràm năm gân, tinh dầu

Tóm tắt

Các dòng vô tính Tràm năm gân gồm Q15.38, Q15.013, Q16.427 có hàm
lượng và chất lượng tinh dầu cao, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Do đó, xác định và tối ưu
hóa phương pháp nhân giống in vitro cho các dòng vô tính trên là cần thiết
và có ý nghĩa thực tiễn trong việc tăng tính đa dạng sinh học, độ an toàn
trong trồng rừng công nghiệp, cũng như để đưa nhanh các giống tốt vào sản
xuất cung cấp với số lượng lớn cây giống ổn định cho người trồng rừng.
Kết quả nhân giống in vtro các dòng Tràm năm gân trên cho thấy tạo mẫu
sạch thông qua khử trùng mẫu chồi bằng Javen 5% trong thời gian 10 phút
với tỷ lệ mẫu sạch nảy chồi đạt 44,44 - 64,4%. Môi trường tạo cụm chồi
MS* + 0,7 mg/l BAP + 0,2 mg/l Kinetin + 0,1 mg/l NAA (với 100% mẫu
tạo cụm chồi; 3,5 - 6,7 chồi/cụm). Kích thích tăng trưởng chồi trên môi
trường có sử dụng 0,3 - 0,4 mg/l Kinetin + 0,7 mg/l BAP + 0,1 mg/l NAA
(với tỷ lệ chồi hữu hiệu đạt trên 84,44%, hệ số nhân chồi đạt trên 3,7 lần,
chiều cao chồi trên 2,73 cm) sau 3 tuần nuôi cấy. Các bình chồi trong giai
đoạn nhân nhanh được đặt dưới cường độ chiếu sáng 1.000 lux trong 1 chu
kỳ nuôi là phù hợp nhất. Môi trường ra rễ in vitro các dòng Tràm năm gân
là MS* + 1,5 mg/l NAA (100% chồi ra rễ; 2,4 - 3,8 rễ/chồi, chiều dài rễ 1,7
- 2,2 cm sau 3 tuần nuôi cấy). Giá thể 30% trấu hun và 70% đất tầng B
thích hợp để ra ngôi các dòng vô tính Tràm năm gân với tỷ lệ cây sống đạt
trên 95%, chiều cao cây đạt 21,67 - 25,49 cm, cây có chất lượng tốt sau 3
tháng trồng ở vườn ươm.

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Thị Điệp, Trần Thanh Hà, Lê Đình Khả, 2012. Tác dụng sinh học của các loại tinh dầu tràm giàu terpinene-4 - ol và 1,8 - cineole (tổng quan). Tạp chí Dược liệu, số 4 - 2012, tập 17, trang 203 - 211.

2. Lê Đình Khả, Nguyễn Thị Thanh Hường, Mai trung Kiên, K. Pinyopusarerk, 2008. Biến dị sinh trưởng, hàm lượng và chất lượng tinh dầu một số loài tràm hiện có ở Việt Nam. Tạp chí K hoa học và công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 11, trang 68 - 76.

3. Phùng Thị Hằng, Nguyễn Bảo Toàn, 2011. Nhân giống cây Tràm (Melaleuca cajuputi) bằng phương pháp nuôi ấy mô. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 20b, tr. 89 - 96.

4. Khuất Thị Hải Ninh, 2015. Nghiên cứu nhân giống một số dòng vô tính Tràm năm gân (Melaleuca quiquenervia) bằng nuôi cấy mô. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, chuyên đề giống cây trồng, vật nuôi tập 1, tháng 6.2015, tr. 220 - 226.

5. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp.

6. Khan Ikhlas A., Ehab A. Abourashed, 2010. Leung’s Encyclopedia of Common Natural Integridients. Used in Food, Drugs, and Cosmetics. Third edition by John Wiley and Sons, Inc..publication, Hoboken, NewJersey. Printed in the United States of America, 833 pp. (124 - 126 pp).

7. Yohana de Oliveira, Fernanda Pinto, André Luís Lopes da Silva, Ivan Guedes, Luiz Antonio Biasi, Marguerite Quoirin, 2010. An efficient protocol for micropropagation of Melaleuca alternifolia Cheel, In Vitro Cell.Dev. Biol.- Plant, No46, pp.192 -197

Tải xuống

Đã xuất bản

22-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

5

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Ninh, K.T.H., Thu, H.T., Thơ, N.T., Mai, Đào T.T., Nam, V.Q., Hường, N.T.T., Khả, L. Đnh và Lộc, H.T. 2024. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÁC DÒNG TRÀM NĂM GÂN Q15.38, Q15.013, Q16.427 (Melaleuca quinquenervia (Cav.) S.T.Blake) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY IN VITRO. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết