NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÁC DÒNG KEO LAI NĂNG SUẤT CAO BV376, BV586, BB055 BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ


Các tác giả

  • Văn Thu Huyền Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Mai Thị Phương Thúy Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đồng Thị Ưng Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đồng Thị Ưng Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Anh Dũng Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Anh Dũng Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Thị Hoa Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lưu Thị Quỳnh Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Thị Hồng Hạnh Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Hữu Sơn Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Đức Kiên Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Sơn Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Tiến Phát Viện Công nghệ Sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Từ khóa:

keo lai, nhân chồi,, nhân giống in vitro,, nuôi cấy mô,, ra rễ

Tóm tắt

Trong thời gian gần đây, một số giống keo lai có năng suất, chất lượng cao
đã được nghiên cứu chọn tạo nhằm bổ sung nguồn giống có phẩm chất di
truyền được cải thiện cho cơ cấu cây trồng rừng. Để phát triển các giống
này vào sản xuất, việc nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô là việc làm
có ý nghĩa. Nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô cho các dòng BV376,
BV586 và BB055 đã được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Giống và Công
nghệ Sinh học, kết quả nghiên cứu cho thấy: Phương pháp khử trùng thích
hợp là HgCl
2 nồng độ 0,1% trong vòng 5 phút cho tỷ lệ bật chồi cao nhất
đạt 37,5%. Môi trường nuôi cấy cơ bản MS có cải tiến về thành phần và
nồng độ các chất đa lượng, vi lượng (MS2) có bổ sung BAP nồng độ
1,5 mg/l và NAA 0,5 mg/l cho tỷ lệ nhân chồi cao (hệ số nhân chồi đạt từ
4,9 - 5,8), chất lượng chồi tốt. Môi trường 1/2MS2 có bổ sung IBA nồng độ
1,5 - 2,0 mg/l cho tỷ lệ ra rễ trên 80%. Kết quả này là cơ sở quan trọng cho
việc xây dựng quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô cho các dòng keo lai
mới chọn tạo từ đó tiến hành công tác chuyển giao giống và quy trình nhân
giống cho các đơn vị nghiên cứu và sản xuất giống cây lâm nghiệp để phát
triển các giống mới này vào trồng rừng sản xuất.

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Thị Mai, Lê Sơn, 2011. Nghiên cứu nhân nhanh giống keo lai tự nhiên, keo lai nhân tạo, Bạch đàn uro, bạch đàn lai nhân tạo (mới chọn tạo) và Lát hoa bằng công nghệ tế bào. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

2. Đoàn Thị Mai, Nguyễn Thị Mỹ Hương, Vũ Thị Ngọc, Trần Thanh Hương, Văn Thu Huyền, 2009. Nuôi cấy một số giống keo lai mới chọn tạo, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 2, trang 905 - 910.

3. Girijashankar V., 2012. In vitro regeneration of Eucalyptus camaldulensis. Physiol Mol Biol Plants, 18 (1): 79 -87.

4. Lê Sơn, 2013. Hoàn thiện quy trình nhân nhanh bằng nuôi cấy mô cho 6 giống keo lai đã được công nhận. Báo cáo dự án SXTN cấp Nhà nước, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

5. Murashige T. and Skoog. F, 1962. A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue culture. Physiology Plant 15: 473 - 478.

6. Nguyễn Ngọc Tân, 1995. Nhân giống keo lai bằng nuôi cấy mô phân sinh. In trong Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 1990 - 1995. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Ngọc Tân, Trần Hồ Quang, Ngô Thị Minh Duyên, 1997. Nhân giống keo lai bằng nuôi cấy mô phân sinh. In trong Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn giống cây rừng, Tập 2, Chủ biên Lê Đình Khả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Thành, 2000. Nuôi cấy mô tế bào thực vật - Nghiên cứu và ứng dụng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 199 trang.

Tải xuống

Số lượt xem: 43
Tải xuống: 4

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Huyền, V.T., Thúy, M.T.P., Ưng, Đồng T., Ưng, Đồng T., Dũng, N.A., Dũng, N.A., Hoa, L.T., Quỳnh, L.T., Hạnh, H.T.H., Sơn, Đỗ H., Kiên, N. Đức, Sơn, L. và Phát, Đỗ T. 2024. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÁC DÒNG KEO LAI NĂNG SUẤT CAO BV376, BV586, BB055 BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >>