NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG MỘT SỐ DÒNG BẠCH ĐÀN LAI MỚI (Eucalyptus urophylla  Eucalyptus pellita) UP223, UP171, UP164 BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY IN VITRO


Các tác giả

  • Lê Thị Xuân Quỳnh Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao giống cây rừng - Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Cấn Thị Lan Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao giống cây rừng - Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Kiều Thị Hà Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao giống cây rừng - Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Hà Thị Lệ Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao giống cây rừng - Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Đỗ Hữu Sơn Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Khuất Thị Hải Ninh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bạch đàn lai, kỹ thuật nuôi cấy in vitro

Tóm tắt

Nghiên cứu nhân giống các dòng bạch đàn lai mới (Eucalyptus urophylla 
Eucalyptus pellita) UP223, UP171, UP164 bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro
giúp đưa nhanh các giống mới được chọn tạo vào sản xuất. Kết quả nghiên
cứu giai đoạn khử trùng tạo mẫu sạch in vitro và nhân nhanh chồi của ba
dòng bạch đàn lai cho thấy: Khử trùng mẫu bằng dung dịch HgCl
2 0,05%
trong thời gian 6 phút cho tỷ lệ mẫu bật chồi hữu hiệu cao nhất với 3 dòng
bạch đàn lai lần lượt là 32,6%; 34,4% và 31,2%; khử trùng mẫu bằng dung
dịch javen 2,5% trong thời gian 8 phút cho tỷ lệ mẫu bật chồi hữu hiệu
tương ứng là 20,4%; 21,1% và 19,5%. Hệ số nhân chồi (HSNC) cao nhất
đạt được trong môi trường MS* + 0,5 mg/l BAP + 0,5 mg/l Kinetin (dòng
UP223 có hệ số nhân chồi là 2,84 lần và chiều cao chồi đạt 2,87 cm; dòng
UP171 có các chỉ tiêu tương ứng 2,93 lần và 2,98 cm; dòng UP164 có các
chỉ tiêu tương ứng là 2,77 lần và 2,75 cm). Môi trường ra rễ thích hợp cho
dòng bạch đàn UP223 là 1/2 MS
*
+ 30 g/l đường + 5,5 g/l Agar +1,5 mg/l
IBA + 0,75 mg/l ABT + 100 mg/l AC (than hoạt tính) cho tỷ lệ chồi ra rễ
đạt 88,9% và số rễ trung bình /chồi là 3,88. Dòng UP171 và UP164 là 1/2
MS
*
+ 30 g/l đường + 5,5 g/l Agar + 1,5 mg/l IBA + 0,5 mg/l ABT + 100
mg/l AC cho tỷ lệ chồi ra rễ là 90% và số rễ trung bình/chồi là 3,91. Thời
gian huấn luyện cây mầm trước khi cho ra vườn ươm là 15 ngày với tỷ lệ cây
sống đạt từ 85,6 - 88,9%, lượng tăng trưởng chiều cao từ 5,03 - 5,22 cm

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đức Kiên, Hà Huy Thịnh, Đỗ Hữu Sơn, Mai Trung Kiên, La Ánh Dương, 2009. “Sinh trưởng của một số tổ hợp lai giữa Bạch đàn uro và Bạch đàn pellita trên một số lập địa ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (7), tr 168 - 172.

2. Cấn Thị Lan, 2014. Nghiên cứu nhân nhanh một số giống keo và bạch đàn mới bằng công nghệ tế bào thực vật. Báo cáo tổng kết đề tài.

3. Đoàn Thị Mai, 2000. Kết quả bước đầu về nhân giống bạch đàn lai bằng phương pháp nuôi cấy mô phân sinh. Tạp chí Lâm nghiệp, (10), tr 46 - 47.

4. Đoàn Thị Mai, Lê Sơn, 2011. Nghiên cứu nhân nhanh giống keo lai tự nhiên, keo lai nhân tạo, Bạch đàn uro, bạch đàn lai nhân tạo (mới chọn tạo) và Lát hoa bằng công nghệ tế bào, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Nhà nước.

5. Trần Văn Minh, 1994. Nuôi cấy mô tế bào thực vật, Phân viện Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh,tr 58 - 97.

6. Hà Huy Thịnh, 2015. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực” giai đoạn 2011 - 2015. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

7. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

8

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Quỳnh, L.T.X., Lan, C.T., Hà, K.T., Lệ, H.T., Sơn, Đỗ H. và Ninh, K.T.H. 2024. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG MỘT SỐ DÒNG BẠCH ĐÀN LAI MỚI (Eucalyptus urophylla  Eucalyptus pellita) UP223, UP171, UP164 BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY IN VITRO. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>