NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ GÂY TRỒNG CÂY CÀ GAI LEO, SÂM CAU, HOÀI SƠN TẠI HUY ỆN PHÚ NINH, TỈ NH QUẢNG NAM


Các tác giả

  • Vũ Đức Bình`` Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Thanh Nga Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Trần Công Định Trường Cao đẳng Quảng Nam
  • Trần Công Lân Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Nam

Từ khóa:

Cà gai leo,, Hoài sơn, Sâm cau, nhân giống,, gây trồng

Tóm tắt

Bài báo này giới thiệu một số kết quả nhân giống và gây trồng cây Cà gai leo, Sâm cau, Hoài sơn tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam nhằm bổ sung, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và gây trồng các loài cây thuốc nam phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hạt giống Cà gai leo xử lý bằng nước có nhiệt độ từ 25 - 35 o C đạt tỷ lệ nảy mầm cao từ 80,3 - 84,3%. Hom Cà gai leo xử lý bằng IBA nồng độ 1.500 ppm sau 45 ngày đạt tỷ lệ sống cao nhất 93,8%, sinh trưởng tốt nhất với chiều cao đạt 25,3 cm và 3,4 lá/cây. Mô hình Cà gai leo giâm hom 6 tháng tuổi đạt tỷ lệ sống trung bình 92,7%, chiều cao trung bình 76,2 cm, 6,6 nhánh/cây, năng suất đạt 17,2 tấn/ha. Hạt Sâm cau xử lý bằng nước có nhiệt độ từ 25 - 35 o C có tỷ lệ nảy mầm rất thấp chỉ từ 12,3 - 15,3% và thời gian nảy mầm kéo dài. Hom giống Sâm cau xử lý bằng IBA ở các nồng độ khác nhau và đối chứng đều đạt tỷ lệ sống cao từ 88,5 - 91,7%, sinh trưởng chiều cao đạt từ 2,5 - 2,8 cm và đạt từ 7,1 - 8,1 lá/cây. Không thấy sự ảnh hưởng rõ rệt của IBA đến quá trình giâm hom cây Sâm cau. Mô hình Sâm cau giâm hom 6 tháng tuổi đạt tỷ lệ sống 85,4%, chiều cao 33,6 cm, 6,6 lá/cây; năng suất đạt 1,1194 tấn/ha. Hom giống Hoài sơn xử lý bằng IBA ở các nồng độ khác nhau và đối chứng đều đạt tỷ lệ sống cao từ 91,7 - 94,8%, đạt sinh trưởng chiều cao từ 33,1 - 37,0 cm, số lá/cây trung bình từ 4,3 - 5,1 lá/cây. Không thấy sự ảnh hưởng rõ rệt của IBA đến quá trình giâm hom cây Hoài sơn. Mô hình trồng cây Hoài sơn sau 12 tháng đạt tỷ lệ sống 86,5%, chiều dài thân trung bình 175,2 cm, 2,9 lá /cây; năng suất 1 năm sau khi trồng đạt 25,6 tấn/ha

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Chi, Trần Hợp, 2002. Cây cỏ có ích tại Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục.

2. Nguyễn Minh Khởi, Nguyễn Văn Thuận, Ngô Quốc Luật, 2013. Kỹ thuật trồng cây thuốc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Đỗ Tất Lợi, 2006. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.

4. UBND tỉnh Quảng Nam, 2022. Báo cáo tóm tắt đề án phát triển Sâm ngọc linh và các cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2030.

5. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 2012. Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính. Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

33

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Bình``, V. Đức, Nga, N.T.T., Định, T.C. và Lân, T.C. 2024. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ GÂY TRỒNG CÂY CÀ GAI LEO, SÂM CAU, HOÀI SƠN TẠI HUY ỆN PHÚ NINH, TỈ NH QUẢNG NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>