ĐẶC ĐIỂM HỆ SINH THÁI RỪNG NÚI ĐÁ TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG BẢO VỆ CẢNH QUAN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
Từ khóa:
Đặc điểm, hệ sinh thái rừng,, núi đá, Vịnh Hạ LongTóm tắt
Kết quả điều tra đặc điểm hệ sinh thái rừng núi đá Khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Vịnh Hạ Long tỉnh Quảng Ninh cho thấy, tổng diện tích rừng núi đá trong khu vực là 2.594,78 ha, với 4 cấp trữ lượng: Rừng nghèo kiệt có diện tích lớn nhất 1.144,17 ha với trữ lượng dao động từ 10,9 - 49,1 m 3 /ha; rừng nghèo 854,44 ha với trữ lượng dao động từ 50,5 - 82,1 m 3 /ha; tiếp đến trạng thái rừng chưa có trữ lượng là 370,73 ha với trữ lượng dao động từ 5,2 - 5,9 m 3 /ha và ít nhất là trạng thái rừng trung bình chỉ có 225,44 ha với trữ lượng dao động từ 103,3 - 115,6 m 3 /ha. Mật độ tầng cây cao dao động từ 410 - 795 cây/ha với số loài dao động từ 17 - 145 loài, số loài tham gia vào công thức tổ thành dao động từ 2 - 8 loài, chỉ có trạng thái rừng nghèo không hình thành công thức tổ thành (IV% <5%). Mật độ cây tái sinh của các trạng thái thuộc hệ sinh thái rừng núi đá dao động từ 6.422 - 8.160 cây/ha, trong đó tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng dao động từ 23,5 - 43,9%. Số loài cây tái sinh ở các trạng thái dao động từ 35 - 170 loài, trong đó số loài tham gia vào công thức tổ thành dao động từ 2 - 9 loài
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018. Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 về Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
2. Thái Văn Trừng, 1998. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (sách tái bản lần 3).
3. Quyết định số 3363/QĐ-UBND ngày 31/8/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt thành lập Khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Vịnh Hạ Long