NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SÂM LAI CHÂU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU


Các tác giả

  • Nguyễn Thanh Sơn Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Phạm Quang Tuyến Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Thanh Sơn Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Bùi Thanh Tân Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trịnh Ngọc Bon Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Thị Vân Anh Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Thị Hoài Anh Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Phạm Tiến Dũng Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Patrick Nykiel Independent Researcher/Australian International Volunteer
  • Hà Thanh Tùng Lớp Cao học 25A, Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bảo tồn, Sâm lai châu, tri thức bản địa.

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm tổng hợp tri thức bản địa về nhận dạng đặc điểm hình thái, các giai đoạn phát triển, cách gây trồng, chế biến, sử dụng và công dụng của Sâm lai châu (SLC). Kết quả phỏng vấn người dân bản địa tại Lai Châu
cho thấy (1) Về nhận dạng: SLC có chiều cao lên tới 1 m nhưng thường gặp là nhỏ hơn 50 cm, là cây lá rộng dạng lá kép mỗi lá kép thường có 5 lá chét. Mép lá hình răng cưa, bề mặt lá có lông (ở Phong Thổ) hoặc không có lông (ở Sìn
Hồ). Chiều dài lá chét dao động từ 10 cm (ở Sìn Hồ) đến 15 cm (ở Phong Thổ). Thân cây có màu xanh hoặc màu đỏ tía, hoa lúc đầu mang màu xanh khi nở có màu trắng, quả có màu xanh khi chín chuyển sang màu đỏ; (2) Về các giai
đoạn phát triển: SLC ra chồi và lá vào tháng 2 - 5, ra hoa tháng 4 - 8 (hoa nở rộ vào tháng 6) và ra quả tháng 6 - 9, quả chín vào tháng 10; (3) Điều kiện gây trồng: SLC mọc ở cả rừng giàu, rừng nghèo, trên các nương thảo quả và được
trồng trong cả vườn hộ với độ tàn che lớn hơn 0,5 trên đất màu đen hoặc màu vàng, cây con đem trồng tốt nhất có chiều cao 10 - 20 cm; (4) Chế biến và sử dụng: các sản phẩm của SLC đa số được người dân bán tươi không qua sơ chế
hoặc chế biến, chỉ một số ít người biết bảo quản để dùng cho gia đình bằng cách treo trên gác bếp; SLC được người dân địa phương dùng để chữa trị vết thương ngoài da, bồi bổ cho người gầy yếu, chữa đau dạ dày, dùng cho phụ nữ
sau sinh và một số bệnh khác...

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tập, 2005. “Các loài thuộc chi Panax L ở Việt Nam” Tạp chí Dược liệu (Hà Nội), 10 (3): 71 - 76.

2. Nguyễn Thị Phương Trang, Nguyễn Thị Hồng Mai, Zhuravlev Yury N, Reunova Galina D, 2016. “Giải mã trình tự gen RBCL, RPOB của Sâm lai châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus K.Komatsu, S.Zhu & S.Q.Cai) và Sâm ngọc linh Panax vietnamensis Ha & Grushv) làm cơ sở so sánh khoảng cách di truyền”. Tạp chí Sinh học, 39(1): 80 - 85.

3. Phan Ke Long, Le Thanh Son, Phan Ke Loc, Vu Dinh Duy and Pham Van The 2013. Lai Chau ginseng Panax vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai.I. morphology, ecology, distribution and

conservation status”, Báo cáo khoa học hội thảo VAST - KAST lần thứ II về đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học, tr. 65 - 73. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ

4. http://www.laichau.gov.vn/view/cac - don - vi - hanh - chinh - tinh/huyen - phong - tho - 5190?mid = 823;

5. http://sokhdt.laichau.gov.vn/sites/default/files/lc.pdf

6. http://yhocbandia.vn/tri - thuc - ban - dia.html.

Tải xuống

Số lượt xem: 38
Tải xuống: 12

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, N.T., Tuyến , P.Q., Sơn, H.T., Tân, B.T., Bon, T.N., Anh, N.T.V., Anh, N.T.H., Dũng, P.T., Nykiel, P. và Tùng, H.T. 2024. NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SÂM LAI CHÂU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>