XÁC ĐỊNH SINH KHỐI VÀ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CARBON CỦA RỪNG TRỒNG THUẦN LOÀI KEO LAI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Tuấn Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Từ khóa:

Keo lai, hấp thụ CO2, rừng trồng, sinh khối, trữ lượng carbon

Tóm tắt

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về xác định sinh khối và khả năng tích lũy carbon rừng trồng keo lai (Acacia hybrid) tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Số liệu nghiên cứu thu thập trên 45 OTC điển hình, diện tích mỗi ô là 500 m2 (20 ´ 25 m) đại diện cho các cấp đất I, II, III và các tuổi từ 3 đến 7. Trên mỗi OTC, tiến hành chặt hạ 02 cây tiêu chuẩn để xác định sinh khối. Sinh khối được phân tích tại phòng thí nghiệm và thiết lập mối quan hệ giữa sinh khối với các yếu tố điều tra để ước tính sinh khối và trữ lượng carbon của cây cá thể và lâm phần. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh khối và trữ lượng carbon biến động theo tuổi và cấp đất. Trong cùng một tuổi rừng trồng, sinh khối và trữ lượng carbon có xu hướng giảm dần theo từng cấp đất (từ I đến III), trong khi sinh khối và trữ lượng carbon tăng lên rõ rệt theo tuổi từ 3 đến 7 ở trong cùng một cấp đất. Nghiên cứu chỉ ra được mối tương quan chặt giữa tổng sinh khối cây cá thể với các yếu tố điều tra D (đường kính ngang ngực) và H (chiều cao vút ngọn).

Tài liệu tham khảo

Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2023. Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2022. NXB Thống kê.

Trần Lâm Đồng, 2018. Nghiên cứu đánh giá diễn thế phục hồi hệ sinh thái rừng và đề xuất giải pháp bảo tồn tại Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Báo cáo tổng kết Đề tài cấp quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Nguyễn Viết Khoa, Võ Đại Hải, 2008. Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng keo lai thuần loài tại một số tỉnh phía Bắc. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 4: 77-81.

Trần Quang Bảo và Võ Thành Phúc, 2019. Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng keo lai tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, Số 2: 69-75.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2022. Quyết định số 2357/QĐ-BNN-KL ngày 14 tháng 6 năm 2023 về việc Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2022.

Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003. Phát triển các loài keo Acacia ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 128 trang.

Vũ Tấn Phương, 2006. Nghiên cứu trữ lượng carbon thảm tươi và cây bụi - Cơ sở để xác định đường carbon cơ sở trong dự án trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 8: 81-84.

Ngô Đình Quế, 2006. Khả năng hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 7: 71-75.

Lê Tất Lợi, Lý Trung Nguyên, Nguyễn Minh Hiền và Nguyễn Văn Út Bé, 2017. Xây dựng phương trình tính sinh khối trên cây keo lai ở các cấp tuổi 4, 5 và 6 tại khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 2: 29-35.

Trần Thị Ngoan, Nguyễn Tấn Chung, 2018. Sinh khối trên mặt đất đối với rừng trồng keo lai (Acacia auriculiformis  Acacia mangium) tại tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 6: 61-68.

Nguyễn Trọng Bình, 2003. Lập biểu cấp đất và biểu thể tích tạm thời rừng keo trồng thuần loài. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 7: 918-920.

Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm, 2021. Nguồn cung gỗ keo nguyên liệu của Việt Nam - Thực trạng và xu hướng. GovietWeb. https://goviet.org.vn. Ngày truy cập: 17 tháng 10 năm 2023.

Tải xuống

Đã xuất bản

28-05-2024

Số lượt xem tóm tắt

13

PDF Tải xuống

3

Cách trích dẫn

[1]
Tuấn, N.V. 2024. XÁC ĐỊNH SINH KHỐI VÀ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CARBON CỦA RỪNG TRỒNG THUẦN LOÀI KEO LAI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 5 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả