THỰC TRẠNG VÀ ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊ A GÂY TRỒNG BẦN CHUA (Sonneratia caseolaris (L.) Engler) VÀ TRANG (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) Ở VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ


Các tác giả

  • Lê Văn Thành Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Hà Đình Long Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Phạm Ngọc Thành Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Đỗ Thị Kim Nhung Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Tạ Văn Hân Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Đoàn Thanh Tùng Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Trương Quang Trí Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Nguyễn Xuân Đài Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Hà Văn Năm Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

Từ khóa:

Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engler),, Trang (Kandelia obovata Sheu, Liu & Yong),, cây ngập mặn, điều kiện gây trồng,, sinh trưởng

Tóm tắt

Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai, phòng hộ bảo vệ bờ biển, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu. Tại vùng ven biển Bắc Bộ, Bần chua và Trang là 2 loài cây ngập mặn được gây trồng chính, hiện trồng nhiều nhất ở tỉnh Thái Bình (4.063,53 ha), ít nhất là tỉnh Quảng Ninh (346,51 ha). Bần chua sau 14 năm trồng ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và ở huyện Tiền Hải, tinh Thái Bình; Trang sau 15 năm trồng ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định cho sinh trưởng nhanh, đáp ứng mục tiêu phòng hộ tốt nhất. Điều kiện lập địa gây trồng Bần chua và Trang từ thuận lợi đến khó khăn. Bần chua có thể trồng trên đất có độ mặn ít cho đến mặn nhiều thậm chí là mặn muối; đất có độ thành thục từ bùn mềm (hàm lượng sét và limon chiếm 84,42%) đến đất cát pha (tỷ lệ cát chiếm 71,31%). Trang có thể trồng và cho phát triển tốt trên đất có độ mặn nhiều đến mặn muối; đất có độ thành thục từ bùn mềm (hàm lượng sét và limon chiếm 82,45%) đến đất cát pha (tỷ lệ cát chiếm 74,62%), trong đó tốt nhất là trồng trên đất bùn mềm

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2016. Quyết định số 1205/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/4/2016 về Ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng các loài cây: Trang, Sú, Mắm đen, Vẹt dù và Bần chua.

2. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, 2005. Tổng quan rừng ngập mặn Việt Nam.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

11

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Thành, L.V., Long, H. Đình, Thành, P.N., Nhung, Đỗ T.K., Hân, T.V., Tùng, Đoàn T., Trí, T.Q., Đài, N.X. và Năm, H.V. 2024. THỰC TRẠNG VÀ ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊ A GÂY TRỒNG BẦN CHUA (Sonneratia caseolaris (L.) Engler) VÀ TRANG (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) Ở VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>