ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG TỰ NHIÊN PHỤC HỒI TẠI XĂM KHÒE, MAI CHÂU, HÒA BÌNH


Các tác giả

  • Hoàng Văn Thắng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Cù Thị Lộc Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phùng Đình Trung Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Văn Thành Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Đặc điểm, cấu trúc,, Hòa Bình, phục hồi, rừng tự nhi

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của 3 trạng thái rừng tự nhiên IIA, IIB, IIIA do cộng đồng quản lý tại Xăm Khòe, Mai Châu, Hòa Bình cho thấy, các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi trong khu vực nghiên cứu là loại rừng nghèo và rừng trung bình với các chỉ tiêu bình quân của tầng cây cao là: Mật độ từ 811 - 955 cây/ha, sinh trưởng về đường kính từ 12,4 -19,5cm; chiều cao từ 9,8 - 12,4m; tiết diện ngang từ 13,1 - 18,8 m2/ha và trữ lượng đạt từ 74,4 - 130,8 m3 /ha. Số loài cây gỗ lớn xuất hiện trong trạng thái IIA là 61 loài, trạng thái IIB là 62 loài và trạng thái IIIA là 57 loài, trong đó tùy theo các trạng thái rừng có 4 - 9 loài chiếm ưu thế và tham gia vào các công thức tổ thành (CTTT). Các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở khu vực nghiên cứu đã hình thành 6 ưu hợp thực vật. Với độ tin cậy 95% có thể kết luận rằng quy luật phân bố thực nghiệm N/D1.3 của đa số các ô tiêu chuẩn (OTC) trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở khu vực nghiên cứu tuân theo phân bố Khoảng cách và đa số có kiểu phân bố là dạng cụm. Mật độ cây tái sinh (cây có D1.3 < 6cm) trong các trạng thái rừng phục hồi dao động từ 5.844 - 7.700 cây/ha, trong đó chủ yếu là cây tái sinh có đường kính nhỏ hơn 1,0cm (56,0 - 71,5%). Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng khá cao (43,0 - 67,5%). Số lượng loài cây tái sinh chiếm ưu thế tham gia công thức tổ thành có sự biến động tương đối lớn giữa các OTC (3 - 15 loài) và giữa các trạng thái rừng (3 - 7 loài). Cây tái sinh trong tất cả các ô tiêu chuẩn của các trạng thái rừng đều có phân bố cụm.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ NN&PTNT, 2009. Thông tư số 34/2009/TT - BNNPTNT ngày 10/6/2009 về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

2. Nguyễn Hải Tuất, Trần Quang Bảo, Vũ Tiến Hinh, 2011. Ứng dụng một số phương pháp định lượng trong nghiên cứu sinh thái rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Thái Văn Trừng, 1998. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp khu vực: thảm thực vật rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (sách tái bản lần 3).

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

28

PDF Tải xuống

3

Cách trích dẫn

[1]
Thắng, H.V., Lộc, C.T., Trung, P. Đình và Thành, H.V. 2024. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG TỰ NHIÊN PHỤC HỒI TẠI XĂM KHÒE, MAI CHÂU, HÒA BÌNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>