ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT RỪNG TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG BẢO VỆ CẢNH QUAN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Hoàng Văn Thắng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Cao Văn Lạng Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Nguyễn Văn Trường Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Văn Viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Xuân An Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trịnh Ngọc Bon Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Văn Tuấn Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Vũ Duy Văn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh

Từ khóa:

Đa dạng,, thực vật, rừng đặc dụng,, Vịnh Hạ Long

Tóm tắt

Kết quả điều tra đa dạng thực vật khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến nay đã phát hiện có tổng số 830 loài thực vật, thuộc 4 ngành thực vật (ngành Thông đất, ngành Dương xỉ, ngành Thông và ngành Ngọc lan), thuộc 14 nhóm dạng sống khác nhau, trong đó dạng sống Cỏ nhỏ có số lượng loài lớn nhất là 157 loài. Trong 830 loài đã điều tra được thì có 299 loài là phát hiện mới so với danh mục loài trước đây do Ban quản lý Vịnh Hạ Long đang quản lý. Hệ thực vật tại khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Vịnh Hạ Long thuộc 12 nhóm công dụng khác nhau, trong đó nhóm cây làm thuốc có số loài cao nhất là 370 loài. Trong số 830 loài thực vật xuất hiện ở khu rừng đặc dụng Vịnh Hạ Long thì có tới 260 loài đặc hữu và quý, hiếm, chiếm 31,36% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu, trong đó có 3 loài thuộc ngành Dương xỉ, 7 loài thuộc ngành Thông và 250 loài thuộc ngành Ngọc lan.

Tài liệu tham khảo

1. Ban thường vụ tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh, 2019. Nghị quyết số 19 - NQ/TU ngày 28/11/2019 về việc Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Tổng cục Môi trường, 2021. Hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học thực vật.

3. Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long, 2020. Dự án thành lập Khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam, Phần II, Thực vật, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

5. Đỗ Tất Lợi, 2003. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

6. IUCN, 2021. The IUCN 2021 Red List of Threatened Species, IUCN, Gland, Switzerland.

7. Nghị định 84/2021/NĐ-CP, 2021. Quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi các công ước quốc tế về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

8. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003. Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập 2), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2003. Cây cỏ Việt Nam, tập 1,2,3, NXB Trẻ, TP HCM.

10. Trần Đình Lý, 1993. 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, NXB Thế giới.

11. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển Cây thuốcViệt Nam, Tập 1, 2, NXB Y học, Hà Nội.

12. Botanical Journal of the Linnean Society, 2016. 181, 1 - 20. An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV.

13. http://www.efloras.org/flora_page.aspx?flora_id = 2

14. http://www.theplantlist.org/

Tải xuống

Số lượt xem: 26
Tải xuống: 5

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thắng, H.V., Lạng, C.V., Trường, N.V., Viện, P.V., An, T.X., Bon, T.N., Tuấn, N.V. và Văn, V.D. 2024. ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT RỪNG TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG BẢO VỆ CẢNH QUAN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >>