ĐA DẠNG THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG


Các tác giả

  • Trịnh Ngọc Bon Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Phạm Quang Tuyến Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Đức Tưng Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang

Từ khóa:

Na Hang, thực vật quý hiếm, đa dạng thực vật, bảo tồn

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Đây là khu vực có hệ sinh thái đa dạng và phong phú với nhiều loài thực vật quý hiếm. Nghiên cứu nhằm đánh giá được tính đa dạng thực vật quý hiếm tại khu vực và xây dựng được dẫn liệu nhằm phục vụ công tác bảo tồn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng
phương pháp kế thừa, phỏng vấn và điều tra theo tuyến kết hợp với lập ô tiêu chuẩn tạm thời hình tròn diện tích 400m2
để thu mẫu. Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2013 và 2014 đã thu thập bổ sung được 195 loài so với 1162 loài đã công bố của Nguyễn Nghĩa Thìn (2006) đã đưa tổng số loài đã
ghi nhận được là 1357 loài thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, 74 loài thực vật quý hiếm chiếm 5,45% số loài ghi nhận tại Na Hang, thuộc 60 chi, 40 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch. Số lượng loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2007 có 62 loài, 25 loài thuộc Nghị định số 32/2006 và 10 loài theo tiêu chuẩn IUCN 2014. Có 9 dạng sống được ghi nhận, nhiều nhất là
nhóm cây gỗ với 43 loài, tiếp đến là nhóm cây cỏ có 26 loài, nhóm cây bụi có 3 loài và thấp nhất là nhóm dây leo có 2 loài. Về giá trị sử dụng có 38 loài có giá trị lấy gỗ, 34 loài có giá trị về mặt dược liệu, 15 loài có giá trị làm cảnh, 9 loài có giá trị làm thực phẩm, 7 loài cho tinh dầu, 3 loài cho ta nanh chất nhuộm, 1 loài có giá trị xây dựng và 1 loài có chất độc. Nghiê n cứu đã chỉ ra được số loài cây quý hiếm, có giá trị, công dụng các nhóm các loài cây quý hiếm. Kết quả nghiên cứu làm dẫn liệu quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu, quản lý nhằm bảo tồn và phát triển thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam (Phần II - Thực vật). Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000. Tên cây rừng Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Lê Trần Chấn, 2012. Báo cáo tổng hợp dự án “Điều tra đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, Sơn La”. Dự án KFW7.

5. Lê Trần Chấn, 2012. Báo cáo tổng hợp dự án “Điều tra đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Côpia, Sơn La”. Dự án KFW7.

6. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, 2014. Quy hoạch Khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu thuộc huyện Hàm Yên - Chiêm Hoá. Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.

7. Chính phủ Việt Nam, 2006. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

8. Phan Kế Lộc, Phạm Văn Thế, L.V.Averyanov, Nguyễn Tiến Hiệp, 2013. Góp phần đánh giá giá trị bảo tồn thực vật ở khu dự trữ thiên nhiên Na Hang và hai điểm lân cận (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang). Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 5.

9. Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2000. Cây cỏ Việt Nam (Tập 1, 2, 3). Nxb. Trẻ TP. Hồ Chí Minh.

10. Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội

11. IUCN Redlist of Plants, 2014.

12. Phùng Văn Phê, Nguyễn Văn Lý, 2009. Điều tra đánh giá sơ bộ hệ thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, tỉnh Hoà Bình. Thuộc dự án Thí điểm tiếp cận thị trường tổng hợp nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn thiên nhiên: Nâng cao đời sống cộng đồng vùng đệm để giảm thiểu tác động lên tài nguyên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình. Dự án này được tài trợ bởi Quỹ Blue Moon.

13. Quyết định số 733/QĐ-UBND ngày 10/7/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên Na Hang đến năm 2020.

14. Nguyễn Nghĩa Thìn (chủ biên) & Đặng Quyết Chiến, 2006. Đa dạng thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Nguyễn Nghĩa Thìn 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Thoa, 2014. Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng - Thái Nguyên. Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Thái Nguyên.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

32

PDF Tải xuống

3

Cách trích dẫn

[1]
Bon, T.N., Tuyến, P.Q. và Tưng, N. Đức 2024. ĐA DẠNG THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.