SINH KHỐI VÀ CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN TẠI KHU B ẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỒNG SƠN - KỲ THƯỢNG, QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Trần Văn Đô Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Toàn Thắng Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Vũ Tiến Lâm Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Thanh Sơn Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Văn Thành Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Dương Quang Trung Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đào Trung Đức Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trịnh Ngọc Bon Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Cao Nguyên Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trương Trọng Khôi Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trương Trọng Khôi Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Hải Long Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Bảo tồn đa dạng, cấu trúc,, điều tiết khí hậu, tích lũy carbon

Tóm tắt

Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng có tổng diện tích tự nhiên 15.593,81 ha, gồm rừng tự nhiên nghèo (TXN) 45,16%, rừng hỗn giao 26,19% (HG), rừng tự nhiên trung bình 11,52% (TXB) và rừng tự nhiên nghèo kiệt 8,62% (TXK). Tổng số 35 ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình tạm thời được thiết lập để xác định loài cây, đo sinh trưởng đường kính (DBH) và chiều cao cho toàn bộ cây có DBH ≥ 5 cm, qua đó xác định sinh khối (AGB) cho từng cây. Kết quả phân tích phương sai cho thấy có sự khác nhau rõ rệt về số loài, mật độ và AGB giữa 4 trạng thái rừng. TXB có số loài (41/OTC), mật độ cây (965 cây/ha) và AGB (119,2 tấn/ha) lớn nhất và thấp nhất là TXK (18 loài/OTC, 408 cây/ha và sinh khối 25,2 tấn/ha). Phân bố N/DBH rừng HG có dạng 1 đỉnh lệch trái với số cây nhiều nhất tại cấp kính từ 10 cm đến 15 cm, trong khi đó TXB, TXN và TXK có phân bố n/DBH dạng giảm với số cây nhiều nhất tại cấp kính nhỏ nhất (từ 5 cm đến 10 cm). Kết quả cho thấy rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng có cấu trúc tương đối ổn định, rừng có thể tự điều chỉnh và phát triển để hướng tới khu rừng có chức năng tốt đối với môi trường, sinh thái và tích lũy carbon điều tiết khí hậu cho khu vực.

Tài liệu tham khảo

1. Bao Huy, Kralicek K, Poudel KP, Vu TP, Phung VK, Nguyen DH, Temesgen H, 2016. Allometric equations for estimating tree aboveground biomass in evergreen broadleaf forests of Viet Nam. Forest Ecology and Management 382:193 - 205.

2. Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh, 2020. Điều tra phân bố và đề xuất các giải pháp bảo tồn hai loại thưc vật quý hiếm Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia) và Kim giao núi đá (Nageia fleuryi) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

3. Tên cây rừng Việt Nam, 2000. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vụ khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm. NXB Nông nghiệp.

4. Tran Van Do, Akira O, Nguyen TT, 2010. Recovery process of a mountain forest after shifting cultivation in Northwestern Vietnam. Forest Ecology and Management 259:1650 - 1659.

5. Ohtsuka T, 2010. Biomass changes in yearly tropical succession on a large-scale shifting cultivation area, Northeast Borneo Island. Tropics 10, 529 - 537.

6. Kueh RJH, LimMT, 1999. Forest biomass estimation in Air Hitam Forest Reserve.Seminar Pengurusan dan Ekologi Hutan Simpan Air Hitam, Puchong, Selangor, Malaysia, p. 7.

Tải xuống

Số lượt xem: 20
Tải xuống: 0

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Đô, T.V., Thắng, N.T., Lâm, V.T., Sơn, H.T., Thành, H.V., Trung, D.Q., Đức, Đào T., Bon, T.N., Nguyên , T.C., Khôi, T.T., Khôi, T.T. và Long, T.H. 2024. SINH KHỐI VÀ CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN TẠI KHU B ẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỒNG SƠN - KỲ THƯỢNG, QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 > >>