PHÂN LOẠI THẢM THỰC VẬT RỪNG VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP - NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG


Các tác giả

  • Trần Thị Thanh Hương Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
  • Nguyễn Đăng Hội Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
  • Kuznetsov A.N Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
  • Đặng Hùng Cường Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga

Từ khóa:

Bidoup - Núi Bà, , á nhiệt đới, kín thường xanh, thảm thực vật rừng

Tóm tắt

Hệ thống phân loại thảm thực vật rừng Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup -Núi Bà đã và đang được sử dụng chưa thể hiện được đầy đủ đặc điểm thảm thực vật của Vườn. Nhiều báo cáo, công trình nghiên cứu chưa thống nhất, rõ ràng về tên gọi với cùng một kiểu rừng. Do vậy, bài báo tập trung xây dựng hệ thống phân loại, bản đồ và mô tả đặc điểm thảm thực vật Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà. Dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh quần thể thực vật của Thái Văn Trừng (1999) và sự phân hóa địa hình VQG Bidoup - Núi Bà (Nguyễn Đăng Hội, 2009), bằng các phương pháp kế thừa, phương pháp bản đồ và mô tả thảm thực vật, kết quả nghiên cứu
cho thấy, Bidoup - Núi Bà có thảm thực vật da dạng về đặc điểm cấu trúc và phân bố không gian, với 7 kiểu thảm thực vật rừng chính gồm: (1) Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, trung bình; (2) Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao, ôn đới ấm núi thấp; (3) Kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp, trung bình; (4) Kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi cao, ôn đới ấm núi thấp; (5) Rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp, trung bình; (6) Rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng, tre nứa thuần loài và (7) Rừng trồng. Trong đó, các kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới; kiểu phụ rừng rêu, kiểu phụ rừng lùn ở độ cao hơn 1.700m là những đặc trưng cho thảm thực vật vùng núi Bidoup mà hiếm nơi nào có được.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Tập 1, 2, 3.

2. Nguyễn Đăng Hội, Kuznetsov A.N, 2009. Vai trò của yếu tố địa hình trong sự phân hóa thảm thực vật tự nhiên tại VQG Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật toàn quốc lần

thứ 3.

3. Nguyễn Đăng Hội, Kuznetsov A.N, 2011. Đa dạng sinh học và đặc trưng sinh thái VQG Bidoup - Núi Bà. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

4. Phan Kế Lộc, 1985. Thử vận dụng bảng hệ thống phân loại thảm thực vật của Unesco (1973) để xây dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam. Tạp chí Sinh học. 7 (4): 1 - 5.

5. Trần Ngũ Phương, 1970. Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

6. Thái Văn Trừng, 1999. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Việt Nam

7. Nguyễn Quang Tuấn, Trần Văn No, Đỗ Thị Việt Hương, 2008. Ứng dụng GIS và viễn thám trong việc thành lập bản đồ hiện trạng thảm thực vật năm 2008, tỷ lệ 1:50.000 ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, Tạp chí Khoa học. 58: 159

- 172.

8. Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, 2004. Luận chứng khoa học chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup - Núi Bà thành VQG Bidoup - Núi Bà.

9. Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, 2014. Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học VQG Bidoup - Núi Bà.

10. Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, 2015. Bản đồ hiện trạng rừng VQG Bidoup - Núi Bà.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

87

PDF Tải xuống

41

Cách trích dẫn

[1]
Hương, T.T.T., Hội, N. Đăng, A.N, K. và Cường, Đặng H. 2024. PHÂN LOẠI THẢM THỰC VẬT RỪNG VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP - NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết