CẤU TRÚC VÀ SINH KHỐI RỪNG TỰ NHIÊN TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Trần Văn Đô Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Toàn Thắng Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Vũ Tiến Lâm Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Văn Thành Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Thanh Sơn Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Trọng Minh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Anh Hải Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Dương Quang Trung Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Văn Tuấn Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Huy Hoàng Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Tiến Dũng Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đào Trung Đức Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Dương Trọng Khôi Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Chủ quản lý, đai cao, đặc trưng lâm phần, sinh khối, trữ lượng cây đứng

Tóm tắt

Theo kết quả diễn biến rừng, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh có khoảng 12.383 ha rừng tự nhiên thuộc 4 chủ quản lý chính là Hộ gia đình, cá nhân trong nước (HGĐ), Cộng đồng dân cư (CĐDC), Ủy ban nhân dân cấp xã (UBND), Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH). Đánh giá được thực trạng tài nguyên rừng tại 4 nhóm chủ quản lý này sẽ góp phần vào công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại Ba Chẽ. Phương pháp ô tiêu chuẩn (1.000 m . 33,3 X 30,0 m) ngẫu nhiên tạm thời được áp dụng để thu thập số liệu hiện trường. Kết quả cho thấy, các chỉ số lâm phần về số cây, đường kính ngang ngực (D1,3), tiết diện ngang, trữ lượng cây đứng và sinh khối khô trên mặt đất (AGB) đều có sự khác nhau rõ ràng giữa 4 đối tượng. Rừng thuộc UBND (63 cây/1.000 m2) có số cây nhiều nhất và ít nhất tại rừng thuộc CĐDC (46 cây/1.000 m2). Rừng thuộc CĐDC (15,36 cm) có D1,3 lớn nhất và nhỏ nhất tại rừng thuộc UBND (12,76 cm). Rừng thuộc BQLRPH có trữ lượng cây đứng lớn nhất (6,04 m3/1.000 m2) và nhỏ nhất tại rừng thuộc CĐDC (4,88 m3/1.000 m2). Rừng thuộc BQLRPH có AGB lớn nhất (6,15 tấn/1.000 m2) và nhỏ nhất tại rừng thuộc CĐDC (4,96 tấn/1.000 m2). Chỉ tiêu sinh trưởng giữa đai cao < 200 m và > 200 m so với mực nước biển tại mỗi nhóm chủ quản lý cũng có sự khác nhau. Phân bố N/D lâm phần tại 4 nhóm chủ quản lý và 2 đai cao đều có dạng phân bố giảm. Cách thức và hiệu quả của công tác quản lý rừng bởi mỗi nhóm chủ quản lý là tác động chính dẫn đến sự khác nhau về đặc điểm lâm phần rừng tại Ba Chẽ. Từ thực tế đó cần tăng cường công tác quản lý, cách thức bảo vệ tài nguyên rừng như đối với rừng cộng đồng để rừng phát huy tốt hơn chức năng, vai trò bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần xóa đói giảm nghèo tại Ba Chẽ.

Tài liệu tham khảo

1. Bao Huy, Kralicek K, Poudel KP, Vu TP, Phung VK, Nguyen DH, Temesgen H, 2016. Allometric equations for estimating tree aboveground biomass in evergreen broadleaf forests of Viet Nam. Forest Ecology and Management 382:193-205.

2. Nguyễn Toàn Thắng, Trần Văn Đô, Hoàng Thanh Sơn, Trịnh Ngọc Bon, Dương Quang Trung, Vũ Tiến Lâm, Hoàng Văn Thành, Đào Trung Đức, Nguyễn Hữu Hiệp, 2022. Đa dạng sinh học loài cây rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4.

3. Tran Van Đo, Akira Osawa, Nguyen Toan Thang, 2010. Recovery process of a mountain forest after shifting cultivation in Northwestern Vietnam. Forest Ecology and Management 259: 1650-1659.

4. Trần Văn Đô, Nguyễn Toàn Thắng, Vũ Tiến Lâm, Hoàng Thanh Sơn, Hoàng Văn Thành, Dương Quang Trung, Đào Trung Đức, Trịnh Ngọc Bon, Trần Cao Nguyên, Trương Trọng Khôi, Trần Hải Long, 2022. Sinh khối và cấu trúc rừng tự nhiên tại khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 6.

5. Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ, 2023. Quyết định số 167/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ về việc phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng huyện Ba Chẽ năm 2022.

6. Vũ Tiến Hinh, 2012. Phương pháp xây dựng biểu thể tích cho rừng tự nhiên. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.

7. Ohtsuka T, 2010. Biomass changes in yearly tropical succession on a large-scale shifting cultivation area, Northeast Borneo Island. Tropics 10, 529-537.

Tải xuống

Đã xuất bản

15-10-2023

Số lượt xem tóm tắt

59

PDF Tải xuống

17

Cách trích dẫn

[1]
Đô , T.V., Thắng, N.T., Lâm, V.T., Thành, H.V., Sơn, H.T., Minh, N.T., Hải, T.A., Trung, D.Q., Tuấn, N.V., Hoàng, N.H., Dũng , P.T., Đức , Đào T. và Khôi, D.T. 2023. CẤU TRÚC VÀ SINH KHỐI RỪNG TỰ NHIÊN TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 10 2023), 102–108.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 > >>