ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CÁC LOÀI CÂY GỖ TRÊN NÚI ĐÁ VÔI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ


Các tác giả

  • Ninh Việt Khương Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Thanh Sơn Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hoàng Thanh Sơn Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trịnh Ngọc Bon Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Triệu Thái Hưng Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trần Cao Nguyên Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trần Hải Long Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Lê Hồng Liên Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Thế Đồi Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Thu Hằng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Thị Quỳnh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Kiểu rừng,, quần xã thực vật rừng,, rừng núi đá vôi,, tái sinh rừng

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm tái sinh các loài cây gỗ của 5 kiểu rừng với 18 quần xã thực vật rừng (QXTV) đặc trưng trên núi đá vôi tại Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà. Ở khu vực vùng lõi, mật độ cây tái sinh các kiểu rừng dao động từ 6.833 - 15.000 cây/ha, trong đó mật độ cây tái sinh chiều cao >100 cm từ 1.833 - 3.500 cây/ha. Tổ thành loài dao động từ 7 - 17 loài trên các quần xã, trong đó có từ 5 - 9 loài tham gia vào công thức tổ thành. Ở khu vực vùng đệm, mật độ cây tái sinh tại các kiểu rừng dao động từ 5.500 - 8.333 cây/ha, trong đó mật độ cây tái sinh có chiều cao >100 cm dao động từ 1.500 - 2.500 cây/ha. Tổ thành loài dao động từ 7 -12 loài và có từ 5 - 8 loài tham gia vào công thức tổ thành. Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng dao động từ 9 - 23%. Về đa dạng sinh học, phát hiện được 75 loài cây gỗ. Chỉ số SI giữa thảm thực vật rừng thứ sinh bị tác động I.Đk1 và I.Np1 - 1 cao nhất (0,52) so với chỉ số SI giữa các kiểu rừng khác. Chỉ số Margalef (d1) dao động từ 13,60 - 33,59, chỉ số Menhinik (d2) dao động từ 1,41 - 2,10, chỉ số Simpson dao động từ 0,05 - 0,10, chỉ số Shanon dao động từ 2,47 - 3,21. So sánh các chỉ số này với kết quả nghiên cứu chỉ số Rẽnyi cho thấy các trạng thái I.Đk1, I.Np1 - 1, có độ đa dạng và đồng đều về số lượng cao hơn trạng thái I.Np1 - 2 (vùng lõi), I.Np1 - 2 (vùng đệm), I.Np2 - 1 và I.Np2 - 2. Trạng thái I.Đk1 có độ đa dạng và đồng đều giữa các loài thực vật cao nhất.

Tài liệu tham khảo

1. Barot S., Gignoux J. Menaut J.C., 1999. Seed shadows, survival and ecruitment: how simple mechanisms lead to dynamics of population recruitment curves. Oikos. 86: 320 - 330.

2. Chazdon R., Pearcy R.L.D., and Fetcher N., 1996. Photosynthetic responses of tropical forest plants to contrasting light environments. In: Mulkey, S., Chazdon, R., Smith, A. (eds.). Tropical forest plant ecophysiology. Chapman and Hall, NY. Pages: 5 - 55

3. Bùi Thế Đồi, 2003. Cấu trúc và tái sinh tự nhiên rừng núi đá vôi ở Tân Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 3.

4. Hoàng Văn Hải, 2017. Đặc điểm tái sinh của các loài cây gỗ trong thảm thực vật trên núi đá vôi ở thành phốCẩm Phả (Quảng Ninh). Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 161(01): 133 - 138.

5. Kozlowski, T.T., 2002. Physiological ecology of natural regeneration of harvested and disturbed forest stands: implications for forest management. Forest Ecology and Management. 158: 19 5 - 221.

6. Phùng Ngọc Lan, 1986. Lâm sinh học, tập 1. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Thoa, 2013. Phân tích một số chỉ số đa dạng sinh học loài cây gỗ của thảm thực vật rừng trên núi đá vôi tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên. T ạp chí KHLN 4/2013, 2961 - 2967.

8. Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

9. Ủy ban Quốc gia Con người và Sinh quyển Việt Nam và UBND thành phố Hải Phòng, 2004. (MAB Việt Nam và UBND TP. Hải Phòng). Hồ sơ đề cử Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà - Hải Phòng.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

16

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Khương, N.V., Sơn, H.T., Sơn, H.T., Bon, T.N., Hưng, T.T., Nguyên, T.C., Long, T.H., Liên, L.H., Đồi, B.T., Hằng, N.T.T. và Quỳnh, P.T. 2024. ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CÁC LOÀI CÂY GỖ TRÊN NÚI ĐÁ VÔI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>