ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI VẬT LIỆU GIỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG RỪNG TRỒNG KEO LAI TẠI ĐỒNG PHÚ - BÌNH PHƯỚC


Các tác giả

  • Trần Đức Thành Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Vũ Đình Hưởng Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Nguyễn Văn Đăng Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Nguyễn Cơ Thành Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Ninh Văn Tuấn Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Phạm Thị Mận Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Hồ Tố Việt Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ

Từ khóa:

keo lai, cây hom, mô, năng suất,, sinh trưởng

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng rừng trồng từ các loại vật liệu giống trồng rừng (cây từ nuôi cấy mô và cây hom). Thí nghiệm đa nhân tố được thực hiện tại Đồng Phú - Bình Phước, trong đó cây hom từ vườn vật liệu tuổi 2 và tuổi 4 và từ vị trí cắt hom khác nhau (vị trí hướng dương và vị trí cành) của 2 dòng keo lai AH7 và BV10. Kết quả nghiên cứu tại giai đoạn 36 tháng tuổi cho thấy rừng trồng keo lai có nguồn gốc từ mô và hom hướng dương của vườn vật liệu 2 tuổi có có năng suất, chất lượng rừng và hình dáng thân là tương đương nhau, khả năng chống chịu bệnh của cây mô là tốt hơn so với cây hom; rừng trồng keo lai từ cây hom vườn vật liệu 2 tuổi có năng suất, chất lượng, hình dáng thân và khả năng chống chịu bệnh tốt hơn so với rừng trồng từ cây hom vườn vật liệu 4 tuổi; rừng trồng keo lai từ cây hom vị trí hướng dương có năng suất, chất lượng, hình dáng thân và khả năng chống chịu bệnh tốt hơn so với rừng trồng từ cây hom cành la; rừng trồng keo lai dòng BV10 có năng suất và khả năng chống chịu bệnh tốt hơn, có thân cong hơn, số lượng cành đường kính ≥ 2 cm trong khoảng độ cao 0 - 4 m và đường kính cành là cao hơn so với dòng AH7. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy để tiết kiệm kinh phí khi trồng rừng keo lai trên quy mô lớn, có thể lựa chọn cây hom từ vườn vật liệu 2 tuổi thay cho cây mô, chỉ sử dụng hom hướng dương và lấy hom từ vườn vật liệu không quá 3 tuổi để sản xuất cây giống trồng rừng

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Văn Bốn, Hồ Tố Việt, 2018. Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng, hình dáng thân của một số dòng keo lai đang được trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam Bộ. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 3 ,49 - 58.

2. Bon PV & Harwood CE. 2016. Effects of stock plant age and fertiliser application at planting on growth and form of clonal acacia hybrid. Journal of Tropical Forest Science 28(2): 182 - 189.

3. Nguyễn Minh Chí, 2016. Nghiên cứu mật độ bào tử nấm Ceratocystis mangibecans phát tán trong rừng Keo lá tràm, keo lai và Keo tai tượng tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 1 (4225 - 4230).

4. Nguyễn Văn Đăng, Vũ Đình Hưởng, Nguyễn Xuân Hải, Kiều Mạnh Hà, 2020. Đánh giá sinh trưởng và năng suất rừng trồng keo lai, Keo lá tràm và bạch đàn tại Phú Giáo - Bình Dương. Tạp chí Khoahọc Lâm nghiệp số 6.

5. Nguyễn Văn Đăng, Vũ Đình Hưởng, Nguyễn Xuân Hải, Kiều Mạnh Hà, Hồ Tố Việt, Trần Thanh Trăng, 2019. Đánh giá sinh trưởng một số giống keo lai đang được trồng phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 4, trang 61 - 68.

6. ITTO, 2020. Acacia plantations at risk fromt fungus attack. Tropical timber Market report, volume 24 number14, 16th - 31st July 2020.

7. Le Dinh Kha, Ha Huy Thinh, 2017. Research and development of acacia hybrids for commercial planting in Vietnam. Vietnam Journal of Science, Technology and Engineerin, vol 59/number 1.

8. Nguyễn Ngọc Kiểng, 1996. Thống kê trong nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Giáo dục, 280 trang.

9. MARD, 2018. Diễn đàn khuyến nông và nông nghiệp “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng thâm canh cây keo lai tại vùng Bắc Trung Bộ”.

10. Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Toàn Thắng, Phan Minh Quang, 2011. Đánh giá sinh trưởng của các loài keo trồng trong mô hình trình diễn của Dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 3, trang 1 -6.

11. Nambiar EKS, Harwood CE & Mendham DS, 2018. Paths to sustainable wood supply to the pulp and paper industry in Indonesia after diseases have forced a change of species from acacia to eucalyts.Australian Forestry.

12. Trần Duy Rương, 2013. Đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai ở một số vùng sinh thái tại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

13. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8760 - 1:2017 Giống cây lâm nghiệp - Vườn Cây đầu dòng, Phần 1 Nhóm các loài keo và Bạch đàn.

14. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8928:2013 Phòng trừ bệnh hại cây rừng - Hướng dẫn chunng

Tải xuống

Số lượt xem: 6
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thành, T. Đức, Hưởng, V. Đình, Đăng, N.V., Thành, N.C., Tuấn, N.V., Mận, P.T. và Việt , H.T. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI VẬT LIỆU GIỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG RỪNG TRỒNG KEO LAI TẠI ĐỒNG PHÚ - BÌNH PHƯỚC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.