ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH LOÀI RAU SẮNG (Melientha suavis) TẠI CÙ LAO CHÀM, THÀNH PH Ố HỘI AN, T Ỉ NH QUẢNG NAM


Các tác giả

  • Trần Minh Đức Trường Đại học Nông Lâm, Đại Học Huế
  • Trần Nam Thắng Trường Đại học Nông Lâm, Đại Học Huế
  • Văn Thị Yến Trường Đại học Nông Lâm, Đại Học Huế
  • Nguyễn Phương Văn Trường Đại học Quảng Bình
  • Phạm Thành Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
  • Đinh Diễn Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền
  • Phạm Công Sanh Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

Từ khóa:

Rau sắng, đặc điểm tái sinh,, Cù Lao Chàm,, Khu Dự trữ Thế giới

Tóm tắt

Loài Rau sắng (Melientha suavis) phân bố ở Cù Lao Chàm có tốc độ sinh trưởng chậm, đặc biệt là ở thời kỳ cây tái sinh. Có thể nhận biết các giai đoạn phát triển của cây tái sinh của loài bằng các dấu hiệu hình thái và chỉ tiêu sinh trưởng. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ tái sinh (giai đoạn cây mầm và cây mạ) rễ cây ngoài chức năng đồng hóa môi trường còn đóng vai trò quan trọng là dự trữ chất dinh dưỡng và đảm bảo sự sinh tồn của cây. Thân cây trong giai đoạn cây con chưa có triển vọng thường xuyên đổi ngọn để thích ứng với điều kiện bất lợi của môi trường. Có sự biến động mạnh về mật độ cây tái sinh ở giai đoạn chuyển tiếp từ cây mầm và cây mạ (cấp chiều cao cây dưới 20 cm) sang cấp chiều cao thứ nhất (20 - 40 cm) của giai đoạn cây con chưa có triển vọng với tỷ lệ giảm tới 7,84 lần; ở các cấp chiều cao tiếp theo sự giảm số lượng cá thể giữa hai cấp kế tiếp ổn định trong khoảng 1,66 - 1,74 lần. Nguyên nhân biến động số lượng chủ yếu do tình trạng môi trường khô hạn và thiếu ánh sáng. Chất lượng cây tái sinh và tỷ lệ nhóm cây tái sinh chồi tăng dần theo độ tuổi. Từ giai đoạn cây tái sinh chưa có triển vọng sang giai đoạn cây tái sinh có triển vọng tỷ lệ cây đạt chất lượng tốt (A) và kém (C) tương ứng giữa hai giai đoạn là 60,20% và 15,92% so với 65,49% và 5,31%; tỷ lệ cây có nguồn gốc chồi tương ứng là 0,39% và 30,09%. Cây tái sinh có phân bố cụm; tần suất bắt gặp trong các ô mẫu và mật độ cá thể bình quân đều ở mức cao (50% và 1.266 cây/ha). Mức độ phụ thuộc về phân bố của cây tái sinh với cây trưởng thành của loài xấp xỉ 90%

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển Cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. Tập 2: 544 - 545.

2. Trần Minh Đức, 2019. Thành phần loài thực vật trên cạn tại Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hội thảo “Đa dạng sinh học trên cạn Khu dự trữ sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm - Hội An - WWF và ECODIT đồng tổ chức; Hội An, tháng 7/2019.

3. Trần Minh Đức, Đinh Diễn, Phan Công Sanh, 2019. Hiện trạng tài nguyên dược liệu và giải pháp, bảo tồn, phát triển bền vững tại Cù Lao Chàm. Hội thảo “Cù Lao Chàm: Đa dạng tài nguyên thiên nhiên - văn hóa” do UBND thành phố Hội An và Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đồng tổ chức; Hội An, tháng 9/2019

4. Trần Minh Đức, Đinh Diễn, Nguyễn Hợi, Lê Thái Hùng, Trần Nam Thắng, Nguyễn Thị Thương, Văn Thị Yến, Phạm Thành, Nguyễn Phương Văn, Phan Công Sanh, 2022. Đặc điểm cấu trúc quần thể Rau sắng (Melientha suavis Piere) tại Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội. tháng 6/2022: 28 - 34.

5. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. Tập 2: 125.

6. Ngô Thế Long, Nguyễn Thị Lệ Hằng, Nguyễn Đắc Triển, Trần Thành Vinh, Phạm Thanh Loan. 2016. Đặc điểm cấu trúc rừng và mối quan hệ của Rau sắng (Melientha suavis Pierre) với các loài cây gỗ trong rừng núi đá vôi tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Hà Nội; Số 22/2016:

- 123.

7. Pahol S., Kanlaya J., Chaipat L., and Kanchana U., 2020. Melientha suavis Pierre. Extract: Antioxidant and Sunscreen Properties for Future Cosmetic Development. Chiang Mai University Journal of Natural Sciences.

8. Shannon CE, Wiener W.,1963. The mathematical theory of communities. Illinois: Urbana University, Illinois Press.

9. Soonthorn Khamyong, 1995. Analysis of community structure of Melientha suavis forest nearby Huay Hin Dam village, Hod distrist, Chiangmai. Thai J. For.14: 32 - 45.

10. Nguyễn Văn Thêm, 2000. Thực hành sinh thái rừng. Trường Đại học Nông L âm Thành phố Hồ Chí Minh: 30 - 35.

11. Phạm Ngọc Thường, 2003. Một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật cây gỗ sau canh tác nương rẫy ở Bắc Kạn. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội: 98 - 104.

12. Teeka Y., Nalinee K., Thanakorn L., Wanna M., 2015. Determinants of Food Bank from Melientha suavisPierre in a Rural Community in Phrae Province, Thailand. Environment and Natural Resources J. Vol 13, No.2. 2015; 44 - 54.

13. Vasilevich V.I., 1969. Những phương pháp thống kê trong địa thực vật, Nxb. “Khoa học”, Leningrad (Bản dịch).

14. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam, Phần II - Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội: 299 - 300.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

8

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Đức, T.M., Thắng, T.N., Yến, V.T., Văn, N.P., Thành, P., Diễn, Đinh và Sanh, P.C. 2024. ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH LOÀI RAU SẮNG (Melientha suavis) TẠI CÙ LAO CHÀM, THÀNH PH Ố HỘI AN, T Ỉ NH QUẢNG NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả