SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG GỖ CỦA CÁC DÒNG KEO LAI VÀ BẠCH ĐÀN LAI MỚI CHỌN TẠO Ở VIỆT NAM


Các tác giả

  • Nguyễn Việt Cường Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học lâm nghiệp
  • Đỗ Thị Minh Hiển iện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học lâm nghiệp
  • Nguyễn Minh Ngọc Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học lâm nghiệp

Từ khóa:

Keo lai nhân tạo, cơ lý gỗ, bạch đàn lai, giống lai

Tóm tắt

Lai giống có kiểm soát cho nhóm loài keo và bạch đàn đã thu được một số
thành quả nhất định sau hơn một thập kỷ nghiên cứu cải thiện giống. Về
giống keo lai nhân tạo đã tạo được nhiều giống lai trong đó có 3 giống lai
AM2, AM3, MAM8 đạt được năng suất tương đối cao vượt các dòng keo lai
tự nhiên (BV10, BV33) và đã được công nhận giống quốc gia và giống tiến
bộ kỹ thuật năm 2008. Kết quả phân tích tính chất cơ lý gỗ 3 giống keo lai
nhân tạo AM2, AM3, MAM8 ở tuổi 7 cho thấy so với gỗ Keo lá tràm, Keo
tai tượng và keo lai tự nhiên, gỗ keo lai nhân tạo AM 2, AM3 có nhiều đặc
tính tốt (khối lượng thể tích, sức chịu nén dọc, sức uốn tĩnh) hơn Keo lá
tràm, Keo tai tượng và keo lai tự nhiên. Như vậy 2 giống keo lai nhân tạo là
AM2, AM3 là giống vừa có ưu thế lai về sinh trưởng vừa có ưu thế lai về
chất lượng gỗ. Bên cạnh những thành tựu về keo lai nhân tạo, các giống
bạch đàn lai nhân tạo cũng có được 13 giống lai có năng suất và chất lượng
cao và đã được công nhận 3 giống lai UE24, UE27, UC80 là giống Quốc
gia và 10 giống lai UE3, UE23, UE33, UC1,UC2, CU91, UE73, UC75,
CU90, UU8 là giống tiến bộ kỹ thuật, trong đó có giống lai UE24 vừa có ưu
thế lai về sinh trưởng vừa có ưu thế lai về chất lượng

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Văn Bản, 2002. Một số tính chất gỗ của Melaleuca leucadendra, Melaleuca cajuputi, Melaleuca viridiflora và định hướng sử dụng gỗ của chúng. (Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp - Chuyên đề về cây tràm - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, số 2).

2. Nguyễn Việt Cường, 2006. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu lai giống cho một số loài bạch đàn, keo, tràm và thông”.

3. Nguyễn Việt Cường, 2010. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu lai giống một số loài bạch đàn, keo, tràm và thông”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Lê Đình Khả, 2001. Báo cáo tổng kết đề tài “Bước đầu nghiên cứu lai giống cho một số loài bạch đàn”.

5. Lê Đình Khả, 2003. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Khurana, D.K., and P.K. Khosla, 1998. Hybrids in forest tree imrpvement trang 86 - 102 trong "Forest Genetice and Tree Breeding" Editedby A.K. Madal, G.L. Gibson. shahdara, Delhi,. 268 trang

7. Lutz Juergen Harzmann, 1999. Kurzer Grundriss der allgemeinen Tropenholzkunde, Leipzig.

8. Martin, B., 1989. The benefits of hybridization. How do you breed for them. Breeding Tropical Trees. Population structure and genetic improvement strategies in clonal and seedling forestry, Workshop in Pattaya,

Thailand, p 72 - 92.

9. Peter Niemz, 1994. Holz. Anatomie - Chemie - Physik. Physik des Holzes und der Holzwerkstoffe, Dresden.

10. William, E. R and Matheson, A. C., 1994. Experimental Design and Analysis for Use in Tree Improvement. CSIRO, Melbourne and ACIAR, Canberra, 174 trang

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

1

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Cường, N.V., Hiển, Đỗ T.M. và Ngọc, N.M. 2024. SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG GỖ CỦA CÁC DÒNG KEO LAI VÀ BẠCH ĐÀN LAI MỚI CHỌN TẠO Ở VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả