ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN TỚI SINH TRƯỞNG, HÌNH DÁNG THÂN CÂY CỦA MỘT SỐ DÒNG KEO LAI ĐANG ĐƯỢC TRỒNG PHỔ BIẾN Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ


Các tác giả

  • Phạm Văn Bốn Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam bộ
  • Hồ Tố Việt Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam bộ

Từ khóa:

Keo lai,, phân bón, sinh trưởng, hình dáng thân cây

Tóm tắt

Phân bón và giống là 2 trong số những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng, năng suất rừng trồng. Một thí nghiệm 2 nhân tố (phân bón và giống) được thiết kế theo kiểu ô chính - phụ, với 3 lần lặp lại đã được thiết lập nhằm
đánh giá ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng, hình dáng thân cây của một số dòng keo lai đang được trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam bộ. Thí nghiệm bón phân gồm 2 nghiệm thức F-0 (không bón), F-H (bón 16 g N, 45 g
P và 8 g K/cây); thí nghiệm về giống gồm 10 dòng keo lai là: BV10, BV16, BV32, BV33, TB1, TB6, TB11, TB12, AH1 và AH7. Kết quả cho thấy, phân bón ảnh hưởng có ý nghĩa đến sinh trưởng cây keo lai, nhưng sự ảnh hưởng giảm nhanh theo thời gian (sinh trưởng đường kính D1.3 ở 12 tháng tuổi của
F-0 và F-H lần lượt là 1,8 cm và 2,6 cm, nhưng ở 36 tháng tuổi sự khác biệt không còn được duy trì, đều bằng 11,2 cm). Phân bón ảnh hưởng không có ý nghĩa tới hình thân cây cũng như tỉ lệ cây bị bệnh; Sinh trưởng đường kính,
chiều cao, hình dáng thân cây và tỉ lệ cây bị bệnh giữa các dòng, ở thời điểm 36 tháng tuổi là có khác biệt rõ rệt, 5 dòng sinh trưởng nhanh là AH1, BV10, TB12, BV33 và TB6, sinh trưởng đường kính (lần lượt là 12,1; 12,0; 11,7; 11,5; và 11,4 cm). Trong đó, AH1, BV33 và TB6 có chất lượng thân cây tốt hơn dòng BV10 và TB12, dòng có khả năng kháng bệnh tốt là BV10 và AH1 (tỉ lệ cây bị bệnh lần lượt là 1,7 và 3,3% so với 15 - 21,7% của 3 dòng còn lại); sinh trưởng của dòng AH7 trong thí nghiệm này là chậm, đường kính chỉ đạt
9,9 cm ở 36 tháng.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Quang Bảo, Hồ Thị Huệ, 2016. Đặc điểm sinh trưởng của các dòng keo lai tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 2, 4326-4334.

2. Chris Beadle, Karen Barry, Eko Hardiyanto, Ragil Irianto, Junarto, Caroline Mohammed, Anto Rimbawanto g, 2007. Effect of pruning Acacia mangium on growth, form and heart rot. Forest Ecology and Management, 238, 261-267.

3. Beadle C, Ottenschlaeger M, Pham The Dung, Mohammed C, 2013. Optimising silvicultural management and productivity of high-quality acacia plantations, especially for sawlogs. http://aciar.gov.au/publication/FR2013-26.

4. Bon P.V, Harwood C.E, 2016. Effectes of plant age and fertiliser application at planting on growth and form of clonal Acacia hybrid. Journal of Tropical Forest Science, 28(2), 182-189.

5. Nghiêm Quỳnh Chi, Đỗ Hữu Sơn, Hà Huy Thịnh, Nguyễn Đức Kiên, Trần Quốc Vượng, Đồng Thị Ưng, Nguyễn Tử Kim, Phạm Xuân Đình, Trần Hữu Biển, Phạm Văn Bốn, 2017. Nghiên cứu chọn tạo giống Keo tam bội sinh trưởng nhanh phục vụ trồng rừng gỗ lớn. Báo cáo sơ kết đề tài. Bộ Nông nghiệp và PTNN.

6. Pham Xuan Dinh, 2012. Comparative growth rate of the satellite trial. Report in final review, FST/2006/087 project. Ho Chi Minh city (Viet Nam).

7. Phạm Thế Dũng, Ngô Văn Ngọc, Hồ Văn Phúc, Nguyễn Thị Lề, Nguyễn Thị Thuận, Phạm Viết Tùng, Nguyễn Thanh Bình, 2005. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho một số dòng keo lai được tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại tỉnh Bình Phước là nguyên liệu giấy. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

8. Phi Hong Hai, 2009. Genetic Improvement of Plantation-Grown Acacia auriculiformis for Sawn Timber Production. Doctoral thesis. Swedish University of Agricultural Sciences, Uppsala, Sweden.

9. Võ Đại Hải, Đoàn Ngọc Dao, 2013. Một số giống cây lâm nghiệp được công nhận là giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật: Tổng cục Lâm nghiệp.

10. Harwood C.E, Nambiar E.K.S, Dinh P.X, 2014. Productivity of a second-rotation acacia hybrid plantation in central Vietnam: effects of topograhic position and P application at planting. Poster in Sustaining the Future of Acacia Plantation Forestry IUFRO Working Party 2.08.07: Genetics and Silviculture of Acacia. Hue (Viet Nam).

11. Vu Dinh Huong, Daniel S. Mendham, Dugald C. Close, 2016. Growth and physiological responses to intensity and timing of thinning in short rotation tropical Acacia hybrid plantations in South Vietnam. Forest Ecology and Management, 380 232-241.

12. Vu Dinh Huong, EK Sadanandan Nambiar, Le Thanh Quang, Daniel S Mendham, Pham The Dung, 2015. Improving productivity and sustainability of successive rotations of Acacia auriculiformis plantations in South Vietnam. Southern Forests, 77, 51-58.

13. Lê Đình Khả, 1999. Nghiên cứu sử dụng giống keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Hà Huy Thịnh, Phí Hồng Hải, Nguyễn Đức Kiên, 2011. Chọn giống và nhân giống cho một số loài cây rừng chủlực (Vol. 4). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Phạm Quang Thu, 2016. Kết quả nghiên cứu thành phần sâu bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt Nam. Khoa học Lâm nghiệp, 1/2016, 4257-4264.

16. Tran Thanh Trang, Eyles A, Davies N, Glen M, Ratkowsky D, Mohammed C, 2017. Screening for host responses in Acacia to a canker and wilt pathogen, Ceratocystis manginecans. Forest Pathology, 1-9.

17. Tổng cục Lâm nghiệp, 2018. Hệ thống theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. http://frms.vnforest.gov.vn/index.jsp.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

1

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Bốn, P.V. và Việt , H.T. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN TỚI SINH TRƯỞNG, HÌNH DÁNG THÂN CÂY CỦA MỘT SỐ DÒNG KEO LAI ĐANG ĐƯỢC TRỒNG PHỔ BIẾN Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả