MÔ HÌNH HÓA QUY LUẬT SINH TRƯỞNG RỪNG ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blum) TRỒNG TRÊN CÁC LẬP ĐỊA TẠI BẾN TRE


Các tác giả

  • Hoàng Văn Thơi Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Lê Thanh Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Nguyễn Khắc Điệu Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

Từ khóa:

Cây Đước, mô hình hóa, lập địa, sinh trưởng, tuổi rừng.

Tóm tắt

Nghiên cứu xây dựng mô hình hóa quy luật sinh trưởng của rừng trồng
Đước (Rhizophora apiculata) được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 12 năm
2020 tại Ban quản lý rừng đặc dụng - phòng hộ tỉnh Bến Tre, nhằm phân
tích quá trình sinh trưởng của rừng trồng Đước từ 5 - 35 tuổi trên ba lập
địa khác nhau. Sinh trưởng (D, H và V) của cây bình quân được phân tích
từ 45 cây giải tích; trung bình mỗi dạng lập địa 15 cây. Cây giải tích được
thu thập từ 15 ô tiêu chuẩn với kích thước là 500 m
2
mỗi ô. Sinh trưởng (D,
H, V) các cây bình quân được kiểm định từ bốn hàm Korf, Schumacher,
Drakin-Vuecski và Gompertz. Các chỉ tiêu sinh trưởng lâm phần được xác
định bằng cách kết hợp hàm mật độ và hàm sinh trưởng cây bình quân.
Kết quả đã xác định được sinh trưởng đường kính, chiều cao (D, H) cây
bình quân và lâm phần Đước tại Bến Tre có thể được mô hình hóa bằng
hàm Drakin-Vuecski; sinh trưởng (V, M) được mô hình hóa bằng hàm
Gompertz; mật độ (N) rừng trồng được mô hình hóa bằng hàm mũ âm.
Sinh trưởng đường kính thân cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng nhanh
sang giai đoạn sinh trưởng chậm tại cấp tuổi II (6 - 10 tuổi), trên lập địa
1 (tuổi 6), trên lập địa 2 (tuổi 7), lập địa 3 (tuổi 8). Sinh trưởng chiều cao
thân cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng nhanh sang giai đoạn sinh trưởng
chậm cũng tại cấp tuổi II trên các dạng lập địa (trên lập địa 1 và lập địa 2 tại
tuổi 5 và trên lập địa 3 là tuổi 6). Sinh trưởng thể tích thân cây trên lập địa
1 chuyển từ giai đoạn sinh trưởng nhanh sang giai đoạn sinh trưởng chậm
tại cấp tuổi V (tuổi 25), trên lập địa 2 và lập địa 3 tại cấp tuổi VIa (tuổi 26
và tuổi 27). Mật độ rừng có tỷ lệ giảm hàng năm và thay đổi theo từng giai
đoạn tuổi và lập địa trồng; giảm nhanh ở giai đoạn cấp tuổi II (5 - 10 tuổi)
và giai đoạn cấp tuổi III (10 - 15 tuổi), thấp dần ở các cấp tuổi còn lại; tỷ lệ
giảm mật độ trung bình trên dạng lập địa 1 và lập địa 2 (11,7%) thấp hơn
so lập địa 3 (32%). Sinh trưởng bình quân của rừng trồng đạt thành thục
trên dạng lập địa 1 tại cấp tuổi IV (tuổi 20), lập địa 2 và lập địa 3 tại cấp
tuổi V (tuổi 21 và tuổi 24)

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2018. Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng. Thông tư 33/1018/TT- BNNPTNT.

2. Hoàng Văn Thơi, 2004. Xác định một số đặc điểm cấu trúc rừng và mối liên hệ giữa phân bố thực vật với độ mặn đất, độ ngập triều tại Khu đa dạng sinh học rừng ngập mặn Cà Mau. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Cần Thơ. 88 trang.

3. Hà Văn Nghĩa, 1998. Mô phỏng quy luật sinh trưởng rừng trồng Keo lá tràm tại Lâm trường Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Tp. HồChíMinh, 62 trang.

4. Huỳnh Hữu To, 1999. Mô phỏng quá trình sinh trưởng và dự đoán năng suất rừng trồng Bạch đàn (Eucalyptus tereticornis Smith) tại vùng Tứ giác Long Xuyên, tỉnh Kiên Giang. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Tp. HồChíMinh, 70 trang.

5. Phạm Thế Dũng, 2018. Đánh giá chất lượng rừng Đước (Rhizophora apiculata) trồng thuần loài, đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và cơ chế quản lý nhằm phát triển bền vững rừng phòng hộ Cần Giờ. Trong: Nghiên cứu rừng ngập nước và cây xanh Tp. Hồ Chí Minh (Hoàng Văn Thơi chủ biên). Nhà xuất bản Nông nghiệp. (64-85)

6. Viên Ngọc Nam, 2004. Nghiên cứu xây dựng một số biểu lâm nghiệp để phục vụ công tác quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ. Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 77 trang.

7. Võ Ngươn Thảo, 1999. Kết quả nghiên cứu sinh tăng trưởng rừng Đước trồng trên các dạng lập địa chính ở Cà Mau. Hội Thảo “Bảo vệ và phát triển rừng ngập ven biển Nam Bộ” Cà mau, 27 - 29 tháng 12 năm 1999.

8. Võ Văn Hồng và Trần Văn Hùng, 2006. Tăng trưởng rừng. Trong: Cẩm nang ngành lâm nghiệp. Bộ Nông nghiệp và PTNT. 61 trang.

9. Khoon, G. W., and J.-E. Ong. 1995. The use of demographic studies in mangrove silviculture. Hydrobiologia 295: 255- 261.

10. Putz, F.E., and H.T. Chan. 1986. Tree growth, dynamics and productivity in a mature mangrove forest in Malaysia. Forest Ecology and Management 17: 211-230.

11. Watson, J.G., 1928. Mangrove forests of the the Malay Peninsula. Malayan Forest Records (6): 1-275. Fraser & Neave, Singapore

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

3

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Thơi, H.V., Quang, L.T. và Điệu, N.K. 2024. MÔ HÌNH HÓA QUY LUẬT SINH TRƯỞNG RỪNG ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blum) TRỒNG TRÊN CÁC LẬP ĐỊA TẠI BẾN TRE. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.