KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ CÂY THANH THẤT (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) TẠI BÌNH PHƯỚC


Các tác giả

  • Phạm Văn Bốn Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Hồ Tố Việt Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Ninh Văn Tuấn Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Phạm Thị Mận Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Phạm Thế Dũng Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Văn Thiết Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

Từ khóa:

Gia đình,, khảo nghiệm hậu thế, Thanh thất, xuất xứ

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm chọn ra một số giống Thanh thất (xuất xứ, gia đình) có
triển vọng phục vụ cho trồng rừng cây gỗ lớn tại khu vực Đông Nam Bộ.
Thí nghiệm được thiết kế theo hàng - cột ngẫu nhiên, với 10 lần lặp lại, 4
cây/hàng. Vật liệu giống đưa vào khảo nghiệm là 42 gia đình cây trội từ 7
xuất xứ trong nước. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, các xuất xứ và gia
đình Thanh thất được đưa vào khảo nghiệm đều có khả năng thích ứng tốt
với điều kiện lập địa nơi khảo nghiệm. Ở tuổi 5, hầu hết các xuất xứ, gia
đình đều có tỷ lệ sống tương đối cao (> 80%). Sinh trưởng đã có sự phân
hóa rất rõ ràng giữa các xuất xứ hoặc giữa các gia đình. Qua đó, đã xác
định được 1 xuất xứ Thanh thất (xuất xứ Tuyên Quang) có triển vọng, năng
suất vượt 15% so với giá trị trung bình của cả khảo nghiệm; 4 gia đình có
triển vọng là TQ6, ĐN13, VP6 và ĐN11, năng suất vượt so với giá trị trung
bình toàn khảo nghiệm 30 - 52%. Các chỉ số về chất lượng thân cây ở thời
điểm hiện tại nhìn chung là thấp, tuy nhiên xuất xứ và những gia đình có
triển vọng đều tương đối tốt. Mức độ bệnh hại ở thời điểm hiện tại là không
đáng kể, một số xuất xứ, gia đình xuất hiện bệnh mục vỏ nhưng với mức độ
thấp (< 5% theo xuất xứ và < 15% theo gia đình).

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Đăng Hội và Kuznetsov A.N, 2014. Đặc trưng cơ bản của thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam.

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Tập 30, số 1, 26 - 35.

Phạm Văn Bốn, Hoàng Văn Thơi, Kiều Mạnh Hà và Hồ Tố Việt, 2011. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây

Thanh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) phục vụ kinh doanh gỗ lớn tại một số tỉnh phía Nam. Báo cáo

tổng kết đề tài. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 59 trang.

Phạm Thế Dũng, Nguyễn Thanh Minh, Phạm Văn Bốn, Nguyễn Văn Thiết, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn

Anh Tuấn, Đỗ Thị Ngọc Hà, Ninh Văn Tuấn, Nguyễn Văn Chiến và Phạm Thụy Nhật Truyền, 2018. Nghiên

cứu chọn giống và kỹ thuật trồng cây gỗ lớn mọc nhanh (Thanh thất - Ailanthus triphysa và Chiêu liêu nước -Termilania calamansanai) trên một số vùng sinh thái trọng điểm, 125 trang.

Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Nguyễn Tử Siêm, Nguyễn Ngọc Bình, 2006. Cẩm nang ngành lâm nghiệp

(Chương: Đất và Dinh dưỡng).

Kumar B. M., 2001. Ailanthus triphysa at different density and fertiliser levels in Kerala, India: tree growth,

light transmittance and understorey ginger yield. Agroforestry Systems 52: 133 - 144.

Phạm Quang Thu, Nguyễn Minh Chí và Trần Thị Thanh Tâm, 2016. Bệnh chết héo trên Keo lá tràm, keo lai và

Keo tai tượng tại Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 2/4/2016, tr. 134 - 40.

Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147 - 2006. Tiêu chuẩn công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8761 - 1:2017. Giống cây Lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử

dụng. Phần 1: Nhóm loài cây lấy gỗ.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8754:2017. Giống cây Lâm nghiệp - Giống mới được công nhận.

Tổng cục Lâm nghiệp, 2018. Hệ thống theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.

http://frms.vnforest.gov.vn/index.jsp.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

6

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Bốn, P.V., Việt , H.T., Tuấn, N.V., Mận, P.T., Dũng, P.T. và Thiết, N.V. 2024. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ CÂY THANH THẤT (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) TẠI BÌNH PHƯỚC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>