ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ VÀ THỜI GIAN TỈA THƯA TỚI SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG RỪNG TRỒNG KEO LAI TẠI PHÚ GIÁO - BÌNH DƯƠNG


Các tác giả

  • Nguyễn Xuân Hải Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Vũ Đình Hưởng Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Kiều Mạnh Hà Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Nguyễn Văn Đăng Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ

Từ khóa:

Keo lai, tỉa thưa, chất lượng rừng

Tóm tắt

Keo lai là loài sinh trưởng nhanh, chất lượng gỗ tốt được trồng phổ biến ở nước ta. Rừng trồng keo lai có tiềm năng chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn bằng biện pháp tỉa thưa, góp phần phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Thí nghiệm tỉa thưa gồm 6 nghiệm thức: T1 (không tỉa thưa, mật độ trồng 1.111 cây/ha), T2 (tỉa thưa tuổi 2 và 5, mật độ 600 cây/ha), T3 (tỉa thưa tuổi 2, mật độ 600 cây/ha), T4 (tỉa thưa tuổi 2, 3 và 5, mật độ 450 cây/ha), T5 (tỉa thưa tuổi 3, mật độ 833 cây/ha) và T6 (tỉa thưa tuổi 3, mật độ 600 cây/ha) nhằm xác định cường độ và thời gian tỉa thưa thích hợp để thúc đẩy sinh trưởng và tăng giá trị rừng trồng keo lai. Kết quả nghiên cứu tại thời điểm 11,5 năm tuổi cho thấy: Tỉa thưa làm tăng đường kính (D1,3) cây cá thể tỷ lệ thuận với cường độ chặt. Nghiệm thức T4 có D1,3 lớn nhất (24,1 cm), các nghiệm thức T2, T3 và T6 có D1,3 biến động từ 21,8 - 22,7 cm, nghiệm thức T5 có D1,3 đạt 20,5 cm, thấp nhất là T1 với D1,3 chỉ đạt 18,1 cm; Tỉa thưa ở tuổi 2 giúp tăng trưởng D1,3 tốt hơn so với tỉa thưa ở tuổi 3 khi rừng trồng ở 7 tuổi. Giai đoạn 11,5 tuổi tỉa thưa ở tuổi 3 sẽ thúc đẩy sinh trưởng D1,3 tốt nhất. Cường độ tỉa thưa càng cao thì tỷ lệ gỗ lớn (D > 18 cm) càng cao. Rừng có tỉa thưa đều đạt tiêu chuẩn rừng trồng gỗ lớn với tỷ lệ gỗ có D > 15 cm chiếm từ 73,8% - 84,9% trong khi rừng không tỉa thưa 11,5 năm tuổi vẫn chưa đạt tiêu chuẩn rừng trồng gỗ lớn. Do đó, khi chuyển hóa rừng trồng keo lai gỗ nhỏ sang gỗ lớn nên tỉa thưa khi rừng 3 tuổi, mật độ giữ lại 600 cây/ha với chu kỳ kinh doanh 12 năm.

Tài liệu tham khảo

1. Beadle, C., Trieu, D.T., Harwood, C.E., 2013. Thinning increased saw - log values in fast growing plantations of acacia hybrid in Vietnam. J. Trop. For. Sci. pp 42-51.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014. Quyết định số 774/QĐ-BNN-KL, ngày 18/4/2014 về Phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2021. Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2023. Quyết định số 2357/QĐ-BNN-KL, ngày 14/6/2023 về Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2022.

5. Phạm Thế Dũng, Kiều Tuấn Đạt, Vũ Đình Hưởng, Lê Thanh Quang, Chris Beadle, 2012. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh đến sinh trưởng của rừng trồng keo lai cung cấp gỗ xẻ ở vùng Đông Nam Bộ. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 02, tr. 2207-2215.

6. Bùi Việt Hải, 1998. Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng Keo lá tràm cung cấp gỗ nguyên liệu giấy sợi tại vùng miền Đông Nam Bộ. Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, 147 trang.

7. Nguyễn Xuân Hải, 2017. Tác động của cường độ và thời gian tỉa thưa tới một số phản ứng sinh lý và sinh trưởng của rừng trồng keo lai (Acacia mangium X Acacia auriculiformis) tại Phú Bình, Bình Dương. Luận văn cao học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, 115 trang.

8. Vu Dinh Huong, Daniel S. Mendham, Dugald C. Close, 2016. Growth and physiological responses to intensity and timing of thinning in short rotation tropical Acacia hybrid plantations in South Vietnam. Forest Ecology and Management, pp 232-241.

9. Vu Dinh Huong, 2016. Understanding growth and physiological responses to slash management, thinning and fertileser application in short-rotation tropical acacia plantations. PhD thesis, University of Tasmania, 174 pp.

10. Vu Dinh Huong, Daniel S. Mendham, Chris Beadle, Nguyen Xuan Hai, Dugald C. Close, 2020. Growth, physiological responses and wood production of an Acacia auriculiformis plantation in Southern Vietnam following mid-rotation thinning, application of phosphorus fertiliser and organic matter retention. Forest Ecology and Management, pp 1-10.

11. Nguyễn Ngọc Kiểng, 1996. Thống kê học trong nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Giáo dục, 279 trang.

12. Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm, 2021. Nguồn cung gỗ keo nguyên liệu của Việt Nam. Thực trạng và xu hướng. Tạp chí Gỗ Việt, số 137, 7 trang.

Tải xuống

Số lượt xem: 10
Tải xuống: 5

Đã xuất bản

15-10-2023

Cách trích dẫn

[1]
Hải, N.X., Hưởng, V. Đình, Hà, K.M. và Đăng, N.V. 2023. ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ VÀ THỜI GIAN TỈA THƯA TỚI SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG RỪNG TRỒNG KEO LAI TẠI PHÚ GIÁO - BÌNH DƯƠNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 10 2023), 67–76.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>