NHỮNG HÀM ĐỘ THON THÂN CÂY KEO LAI (Acacia auriculiformis  Acacia mangium) Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ


Các tác giả

  • Nguyễn Thanh Minh Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Nguyễn Văn Thêm Hội Khoa học và Kỹ thuật Lâm nghiệp TP. HCM
  • Trần Thị Ngoan Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu tỉnh Đồng Nai
  • Vũ Đình Hưởng Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Nguyễn Xuân Hải Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ

Từ khóa:

Độ thon thân,, thân cả vỏ,, thân không vỏ, hàm độ thon thân,, sản lượng gỗ thu hoạch

Tóm tắt

Các hàm độ thon thân cây được sử dụng để ước lượng và dự đoán thể tích thân cây đứng và sản lượng gỗ thu hoạch. Hiện nay lâm học và điều tra rừng vẫn còn thiếu các hàm độ thon và hàm sản lượng gỗ thu hoạch đối với rừng trồng keo lai. Mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng được những hàm độ thon để ước lượng thể tích thân cả vỏ, thể tích thân không vỏ và sản lượng gỗ thu hoạch đối với rừng trồng keo lai. Các hàm độ thon thân cây keo lai được xây dựng từ 80 cây tiêu chuẩn ở cấp đường kính từ 4 - 24 cm. Hàm độ thon thích hợp được kiểm định từ 6 hàm dự tuyển. Khả năng ứng dụng của các hàm độ thon được kiểm định từ 5 cây ở cấp đường kính từ 10 - 20 cm. Các hàm thể tích và hàm sản lượng gỗ thu hoạch ở mức cây cá thể được xây dựng theo hàm đơn biến; trong đó biến dự đoán là đường kính thân ngang ngực. Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 hàm này đều mô tả tốt độ thon thân cây keo lai ở mức ý nghĩa P < 0,01. Hàm độ thon do Nguyễn Văn Thêm đề xuất là hàm thích hợp nhất để xây dựng hàm độ thon thân cả vỏ và hàm độ thon thân không vỏ của cây keo lai. Các hàm độ thon, các hàm thể tích và sản lượng gỗ thu hoạch đều nhận sai lệch nhỏ hơn 5%

Tài liệu tham khảo

1. Deasung Lee., Yeongwan., Jungho Lee and Jungkee Choi., 2017. Estimation and validation of volume equations for Pinus densiflora, Pinus koraiensis, and Larix kaempferi in South Korea. South J Appl for. 35: 105- 108. Forest Science and Technology, 2017. E-ISSN 2158 - 0715, Vol. 13, N0. 2, 77 - 82.

2. Vũ Tiến Hinh, 2012. Phương pháp lập biểu thể tích cây đứng rừng tự nhiên ở Việt Nam. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội, 196 trang.

3. Kozak A., 2004. My last words on taper equations. For Chron 80: 507 - 515.

4. Lee WK, Seo JH, Son YM, Lee KH, Von GK., 2003. Modeling stem profiles for Pinus densiflora in Korea. For Ecol Manag 172: 69 - 77.

5. Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh, 1999. Nghiên cứu tăng trưởng và sản lượng rừng trồng (Áp dụng cho rừng Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) ở Việt Nam. NXB. Nông nghiệp, 207 trang.

6. Muhairwe CK., 1999. Taper equations for Eucalyptus pilularis and Eucalyptus grandis for the North coast in New South Wales, Australia. For Ecol Manag 113: 251 - 269.

7. Trần Thị Ngoan, 2019. Ước lượng sinh khối và dự trữ carbon trong sinh khối trên mặt đất đối với rừng trồng keo lai (acacia hybrid) ở tỉnh Đồng Nai. Luận án tiến sĩ khoa học lâm nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, 158 trang.

8. Sharma M, Zhang SY., 2004. Variable-exponent taper equations for jack pine, black spruce, and balsam fir in eastern Canada. Forest Ecology and Management. 2004;198:39 - 53. doi: 10.1016/j.foreco.2004.03.035.

9. Tang C, Wang CS, Pang SJ, Zhao ZG, Guo JJ, Lei YC, Jeng J., 2017. Stem taper equations for Betula alnoidesin South China. Journal of Tropical Forest Science 29 (1); 80:92 (2017).

10. Nguyễn Văn Thêm, 2002. Sinh thái rừng. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội, 250 trang

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

12

PDF Tải xuống

5

Cách trích dẫn

[1]
Minh , N.T., Thêm, N.V., Ngoan, T.T., Hưởng, V. Đình và Hải, N.X. 2024. NHỮNG HÀM ĐỘ THON THÂN CÂY KEO LAI (Acacia auriculiformis  Acacia mangium) Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>