ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG KEO, BẠCH ĐÀN TRÊN BỜ BAO TẠI HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG


Các tác giả

  • Kiều Tuấn Đạt Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Nguyễn Trọng Nam Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Ngô Văn Ngọc Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Phan Thị Mỹ Lan Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

Từ khóa:

Keo lai,, Keo lá tràm, bạch đàn lai, chiều cao líp, sinh trưởng

Tóm tắt

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng rừng và phân bón đến sinh trưởng
và năng suất của rừng trồng keo lai, Keo lá tràm và bạch đàn lai trên bờ bao
tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, được thực hiện từ 2016-2020. Nghiên
cứu đã đánh giá lập địa và tính chất đất được thực hiện trước khi bố trí thí
nghiệm. Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp
lại, mỗi ô thí nghiệm 300 m
2
, gồm 4 công thức về mật độ trồng và 5 công
thức bón phân. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: (i) Đất đai khu vực nghiên
cứu là đất phèn mạnh có pH thấp, lượng độc tố sắt và nhôm ở mức cao, đất
có tầng sinh phèn nông nênviệc đào kênh lên líp trồng rừng cần hạn chế
đào bới đến tầng phèn tiềm tàng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng
và tác động xấu đến môi trường; (ii) Mật độ trồng rừng không ảnh hưởng
rõ rệt đến tỷ lệ sống nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất của
rừng trồng keo lai, Keo lá tràm và bạch đàn lai. Mật độ trồng rừng thích hợp
trên bờ bao là 2.000 - 3.333 cây/ha cho năng suất rừng đạt từ 28,4 - 33,8
m3/ha/năm đối với Keo lá tràm; từ 38,0 - 47,0 m
3
/ha/năm đối với keo lai và
từ 37,3 - 44,1 m
3
/ha/năm đối với bạch đàn lai sau 4,5 tuổi; (iii) Bón lót phân
lân và NPK có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng khi rừng còn non.
Đối đối với keo lai và Keo lá tràm chưa có ảnh hưởng rõ rệt, nhưng có ảnh
hưởng rất rõ rệt đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng bạch đàn lai. Trồng
rừng keo trên bờ bao nên bón 100 - 200 g lân/cây và trồng bạch đàn lai nên
bón lót 100 - 200 g lân + 100 g NPK/cây; (iv) Khi trồng rừng keo, bạch đàn
tại vùng đất ngập phèn ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang và những nơi có
điều kiện lập địa tương tự phải trồng trên líp cao và bờ bao không bị ngập lũ,
sử dụng các giống mới là giống tiến bộ kỹ thuật, mật độ trồng rừng và bón
lót phân hợp lý từ kết quả của nghiên cứu này sẽ mang lại hiệu quả cao cho
người trồng rừn

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Bình, 1996. Đất rừng Việt Nam. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 156 trang.

2. Kiều Tuấn Đạt, Ngô Văn Ngọc, Nguyễn Trọng Nam, Phan Thị Mỵ Lan, Lê Thanh Quang, 2019. Báo cáo dự án “Sản xuất thử nghiệm các giống TBKT keo lai (AH1, AH7), Keo lá tràm (AA1, AA9), bạch đàn lai (UE24, UE27) có năng suất cao đã được công nhận trên líp và bờ bao tại Tứ giác Long Xuyên nhằm cung cấp nguyên liệu cho

chế biến ván nhân tạo”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

3. Kiều Tuấn Đạt, 2015. Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu hữu cơ sau để tại sau khai thác đến độ phì đất và năng suất rừng trồng Keo lá tràm ở các chu kỳ sau tại Phú Bình, Bình Dương. Luận án Tiến sỹ Lâm nghiệp. 128 trang.

4. Trần Lê Huy, 2019. Thực trạng ngành chế biến gỗ Việt Nam và nhu cầu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản tỉnh Bình Định.

5. Nguyễn Thế Hưởng, 2017. Nghiên cứu chọn giống bạch đàn có khả năng chịu mặn để trồng rừng ven biển. Luận án Tiến sỹ Lâm nghiệp. 108 trang.

6. Vũ Đình Hưởng, Phùng Văn Khang, Ngô Văn Ngọc, Nguyễn Xuân Hải, Trần Thanh Cao, Phạm Văn Bốn, Kiều Tuấn Đạt và Lương Văn Minh, 2017. Thực trạng nghiên cứu và phát triển rừng trồng tràm và keo trên đất phèn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số đặc biệt năm 2017, trang 85-94.

7. Võ Ngươn Thảo, Lương Văn Minh, Trần Văn Long, Ninh Văn Quang, Lê Đình Trường, Vũ Tuấn Thủy, Huỳnh Trọng Khiêm, 2014. Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm trồng rừng keo lai (Acacia hybrid) bằng các dòng có năng suất cao đã được công nhận trên vườn cây tạp và bờ bao vùng rừng tràm bán đảo Cà Mau. Báo cáo tổng kết dự án. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

8. Lê Đình Trường, 2020. Khảo nghiệm các dòng keo lai (Acacia auriculiformis × Mangium)và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)đã được công nhận trồng trên bờ líp sẵn có khu vực U Minh Hạ. Báo cáo tổng kết đề tài. Sở Khoa học và Công nghệ Cà Mau

Tải xuống

Số lượt xem: 10
Tải xuống: 4

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Đạt, K.T., Nam, N.T., Ngọc, N.V. và Lan, P.T.M. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG KEO, BẠCH ĐÀN TRÊN BỜ BAO TẠI HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>