ẢNH HƯỞNG CỦA ĐAI CAO ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH CÓ DẺ ANH (Castanopsis piriformis) PHÂN BỐ TẠI ĐẮK G’LONG, TỈNH ĐẮK NÔNG


Các tác giả

  • Nguyễn Toàn Thắng Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Lương Văn Dũng Trường Đại học Đà Lạt
  • Lê Xuân Trường Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Hào Sở Nông nghiệp và TNT Đắk Nông

Từ khóa:

Đặc điểm lâm học, Dẻ anh, Đắk Nông

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện ở rừng tự nhiên lá rộng thường xanh nơi có Dẻ
anh phân bố ở 3 đai cao (Đai I: <500m; Đai II: 500 - 1.000m và Đai III:
1.000 - 1.500m) tại Đắk G’Long, Đắk Nông. Kết quả cho thấy Dẻ anh có
phân bố ở 2 trạng thái IIB và IIIA tại kiểu rừng lá rộng thường xanh. Mật
độ tầng cây cao dao động từ 236 - 654 cây/ha, trong đó Dẻ anh chiếm từ
8,7 - 10,2%. Số loài trong tầng cây cao ở các đai cao dao động từ 16 - 54
loài, trong đó số loài tham gia trong công thức tổ thành từ 7 - 10 loài. Chỉ số
IV có sự biến động lớn theo đai cao từ 3,3 - 9,9%. Mật độ cây tái sinh của
lâm phần có sự biến động lớn từ 775 - 6.388 cây/ha, trong đó Dẻ anh chiếm
tỷ lệ 4,8 - 14,3%. Số loài tái sinh nhiều nhất ở đai II (48 loài) và thấp nhất ở
đai I (20 loài). Tái sinh từ hạt chiếm tỷ lệ cao đối với Dẻ anh và tất cả các
loài trên cả 3 đai cao. Phân bố số cây theo cấp chiều cao nhìn chung có xu
hướng giảm dần. Số loài cây tái sinh có tính kế thừa tầng cây cao xuất hiện
ở 2 đai I và II với chỉ số SI >0,84.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Bân, 2003. Danh mục các loài thực vật Việt Nam, Tập II. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 227 - 270.

2. Trần Lâm Đồng, Nguyễn Toàn Thắng, 2011. Nghiên cứu đặc điểm lâm học và đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh và gây trồng rừng Dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

3. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam, Quyển II. NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 612 - 666.

4. Khamleck Xaydala, 2004. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái một số đại diện họ Dẻ (Fagaceae) ở Lào, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, tr. 108.

5. Nông Văn Tiếp, Lương Văn Dũng, 2007. “Điều tra họ Dẻ (Fagaceae) ở Lâm Đồng”, Báo cáo khoa học, Trường Đại học Đà Lạt.

6. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp.

7. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi, 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp.

8. Phengklai C., 2008. Fagaceae. Vol.9 (3). In: Santisuk T, Larsen K, Nielsen I, Chayamarit K, Phengkhlai C, Pedersen H, Parnell J, Middleton D, Newman M, Simpson DA, van Welzen PC, Hul S, Kato M (Eds), Flora of Thailand. The Forest Herbarium, National Parks, Wildlife and Conservation Department, Bangkok, pp. 179 - 410.

Tải xuống

Số lượt xem: 7
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thắng, N.T., Dũng, L.V., Trường, L.X. và Hào, N.V. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐAI CAO ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH CÓ DẺ ANH (Castanopsis piriformis) PHÂN BỐ TẠI ĐẮK G’LONG, TỈNH ĐẮK NÔNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>