ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ LẬP ĐỊA ĐẾN SINH TRƯỞNG, TĂNG TRƯỞNG RỪNG TRỒNG SA MỘC (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook) Ở VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ
Từ khóa:
Sa mộc, lập địa, tăng trưởng, vùng Đông Bắc BộTóm tắt
Kết quả phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố lập địa đến sinh trưởng,
tăng trưởng rừng trồng Sa mộc hiện có ở vùng Đông Bắc Bộ cho thấy: Sinh
trưởng D
1,3 chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi các nhân tố mật độ trồng (26,11%)
và nhiệt độ (24,91%), tiếp đó là dung trọng đất (10,79%), độ dốc (8,34%),
lượng mưa (6,29%) và nitơ tổng số (3,8%). Với sinh trưởng Hvn, nhân tố
nội tại là tuổi cây có mức ảnh hưởng cao nhất chiếm 30,73%; nhân tố lập
địa như nhiệt độ chiếm 23,50%; độ cao 12,32%; độ dốc 10,93%, dung
trọng đất 7,41% và nitơ tổng số trong đất ảnh hưởng 3,02%.
Có 7 trong tổng số 16 nhân tố thể hiện được 77,27% mức ảnh hưởng với
trữ lượng rừng trồng Sa mộc, trong đó, độ đốc có mức ảnh hưởng nhiều
nhất 24,36%, nhiệt độ trung bình năm có mức ảnh hưởng 22,28%, tuổi rừng
ảnh hưởng 8,39%, thành phần cát 7,24%, Cation đất CEC 4,81% và nitơ
tổng số ảnh hưởng 4,36%.
Có 7 trong tổng số 16 nhân tố giải thích được 70,47% mối liên hệ của các
nhân tố này với tăng trưởng trữ lượng bình quân chung, trong đó, nhiệt độ
trung bình năm ảnh hưởng lớn nhất (23,93%), độ dốc (14,79%), thành phần
cát (14,61%), tuổi rừng (4,37%) và nitơ tổng số (1,88%), thành phần sét
(7,32%), dung trọng đất (3,57%).
Phân tích tổng số 20 nhân tố gồm 16 nhân tố lập địa và 4 nhân tố nội tại xác
định được mô hình tương quan giữa trữ lượng lâm phần với 11 yếu tố là
M = 605,037 - 9,08654*dbh + 1,19292*do doc + 51,9202*dtrong +
6,6255*G + 8,76694*Hvn
+ 0,203093*limon - 268,909*log(nhiet do) -3,39487*log(om) + 8,21362*log(p) + 5,37673*log(tuoi) + 74,1257*log(dt)
Tài liệu tham khảo
1. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Thực vật rừng. Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp,Hà Nội.
2. Bộ NN&PTNT, 2014. Quyết định số 4961/2014/QĐ - BNN - TCLN ngày 17/11/2014 Ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp.
3. Bộ NN&PTNT, 2018. Thông tư số 30/2018/TTBNNPTNT ngày 16/11/2018 về Quy định danh mục loài cây lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp.
4. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2010. Kỹ thuật trồng một số loài cây lấy gỗ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. FAO, 2016. Land cover classification system