ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÂY MẬT NHÂN (Eurycuma l ongifolia Jack) TẠI MỘT SỐ QUẦN THỂ TỰ NHIÊN THUỘC NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Huyền Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Thị Thủy Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Thị Thu Hà Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hà Thị Huyền Ngọc Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Mai Thị Phương Thúy Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Sơn Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Sơn Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Tiến Bằng Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thị Việt Hà Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Ngô Văn Cầm Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Đa dạng di truyền, Eurycuma longifolia Jack, ISSR

Tóm tắt

Mật nhân (Eurycuma longifolia Jack) là loại thảo dược quý có tác dụng
điều trị nhiều bệnh như giúp tăng cường chức năng sinh lý, cải thiện chứng
trầm cảm sau sinh, các chứng bệnh về đường ruột, trị sốt rét, giảm đau đầu
và đau bụng,... nên nhu cầu sử dụng loài cây này càng lớn. Sự khai thác quá
mức và môi trường sống tự nhiên bị đe dọa đã làm ảnh hưởng đến tính đa
dạng của cây Mật nhân. Vì vậy, đánh giá đa dạng di truyền để đưa ra các
phương án bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây này là việc làm cần
thiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 10 cặp mồi ISSR để đánh
giá mức độ dạng di truyền của 94 mẫu cây Mật nhân thu ở 13 quần thể tại
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Kết quả thu được 65 phân đoạn ISSR-PCR
trong đó có 50,18% phân đoạn đa hình. Trong các quần thể nghiên cứu,
quần thể Bình Thuận có mức độ đa dạng di truyền cao nhất (h = 0,248),
trong khi quần thể Đà Nẵng có mức độ đa dạng di truyền thấp nhất (h = 0,058).
Phân tích mối quan hệ di truyền cho thấy, 13 quần thể được chia thành
nhiều nhóm với hệ số tương đồng di truyền dao động từ 0,779 đến 0,944 và
khoảng cách di truyền từ 0,058 đến 0,248. Trong đó, quần thể Lâm Đồng
và Quảng Nam có khoảng cách di truyền xa hơn so với các quần thể còn
lại. Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự đa dạng di truyền tương đối cao
trong các quần thể Mật nhân ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, cần
nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen có giá trị này trong
tương lai

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học.

2. Doyle JJ. and Doyle JL., 1987. A rapid DNA isolation procedure for small quantities of fresh leaf tissue. Phytochem. Bull. 19: 11 - 15.

3. Hoàng Đăng Hiếu, Chu Thị Thu Hà, Phạm Bích Ngọc, Lâm Đại Nhân, Nguyễn Thị Thúy Hường, Chu Hoàng Hà, 2016. “Sử dụng chỉ thị ISSR trong việc đánh giá đa dạng di truyền ở quần thể Ba kích tại Quảng Ninh”, Tạp chí Sinh học, 38(1): 89 - 95.

4. Nei M. and Li WH., 1979. Mathematical model for studying genetic variation in terms of restriction endonucleases. Proc Natl Acad Sci. 76 (10): 5269 - 5273.

5. Samy J., Sugumaran M., Kate LW., 2005. Herbs of Malaysia. Times Editions. Trang 104 - 105.

6. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.

7. White TL., Adams WT., Neale DB., 2007. Forest genetics. CABI Publishing, Cambridge, MA, USA.

Tải xuống

Số lượt xem: 17
Tải xuống: 5

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Huyền , N.T., Thủy, L.T., Hà, T.T.T., Ngọc, H.T.H., Thúy, M.T.P., Sơn, L., Sơn, L., Bằng, P.T., Hà, N.T.V. và Cầm, N.V. 2024. ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÂY MẬT NHÂN (Eurycuma l ongifolia Jack) TẠI MỘT SỐ QUẦN THỂ TỰ NHIÊN THUỘC NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>