BIẾN ĐỘNG CẤU TRÚC VÀ CHẤT LƯỢNG TẦNG CÂY CAO RỪNG TỰ NHIÊN TẠI VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH, GIA LAI


Các tác giả

  • Bùi Mạnh Hưng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Xuân Trường Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cấu trúc rừng,, chất lượng cây rừng, phân bố tần số,, mô hình tuyến tính hỗn hợp

Tóm tắt

Cấu trúc rừng đóng vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái rừng. Kết quả điều tra cho thấy đường kính trung bình của các trạng thái là 14,6cm (rừng IIb) và 24,4cm (rừng IV). Mức độ biến động của các đại lượng sinh trưởng lớn hơn ở trạng thái rừng IV và nhỏ hơn ở trạng thái rừng IIb. Mô hình tuyến tính hỗn hợp khẳng định sự khác biệt về đường kính và chiều cao giữa hai loại rừng là rất rõ rệt, ảnh hưởng ngẫu nhiên là không đáng kể với đường kính, nhưng tương đối lớn với chiều cao. Kết quả chỉ số AIC cho thấy rằng: đối với cả phân bố số cây theo đường kính và chiều cao thì phân bố Lognormal có khả năng mô phỏng tốt nhất. Độ dốc của đường tương quan rừng IV nhỏ hơn rừng IIb. Độ dài của đoạn tương quan cũng lớn hơn. Tại rừng IIb, chiều cao dưới cảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng cây rừng, sau đó đến chiều cao và đường kính. Cũng với loại rừng này thì hệ số ảnh hưởng trực tiếp (AHTT) nhỏ hơn hệ số ảnh hưởng gián tiếp (AHGT). Vì vậy chất lượng cây rừng còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các nhân tố khác như lượng mưa, đất đai, khí hậu... Ngược lại, tại rừng IV, hệ số AHTT lớn hơn rất nhiều hệ số gián tiếp. Điều này cho thấy rừng đã đi vào ổn định, chất lượng cây rừng ít bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài. Tỷ lệ cây có chất lượng tốt và trung bình (A và B) của rừng IV là 87,60%, trong khi đó tỷ lệ này của rừng thứ sinh nghèo kiệt IIb là 83,65%. Sự khác biệt về chất lượng cây rừng giữa hai trạng thái là thực sự rõ rệt, do giá trị p-value của tiêu chuẩn Chi-squared nhỏ hơn 0,05.

Tài liệu tham khảo

1. Kenneth P. Burnham và David R. Anderson, 2002. Model Selection and Multimodel Inference A Practical Information-Theoretic Approach, Springer-Verlag New York, USA.

2. Michael J. Crawley, 2015. Statistics: An Introduction Using R, John Wiley & Sons Ltd, The Atrium, Southern Gate, Chichester, West Sussex, PO19 8SQ, United Kingdom.

3. Julian J. Faraway, 2005. Linear Models with R, Chapman & Hall/CRC, Washington, D.C., USA.

4. Andrzej Gałecki và Tomasz Burzykowski, 2013. Linear Mixed-Effects Models Using R: A Step-by-Step Approach, Springer New York, USA.

5. Bui Manh Hung, 2016. Structure and restoration of natural secondary forests in the Central Highlands, Vietnam. Chair of Silviculture, Institute of Silviculture and Forest protection, Faculty of Environmental Sciences, Dresden University of Technology. Doctoral thesis.

6. Bui Manh Hung và Bui The Doi, 2017. "Applying linear mixed model (LMM) to analyze forestry data, checking autocorrelation and random effects, using R." Journal of Forestry Science and technology 2: 17 - 26.

7. KKK, 2013. Báo cáo quy hoạch tài nguyên rừng bền vững, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Mang Yang, Gia Lai, Việt Nam.

8. Mathworks, 2016. Linear Mixed-Effects Models, Mathworks. Available from: http://de.mathworks.com/help/stats/linear-mixed-effects-models.html (Accessed 10 August, 2016).

9. Thomas Nord-Larsen và Quang V. Cao, 2006. "A diameter distribution model for even-aged beech in Denmark." Forest Ecology and Management 231: 218 - 225.

10. Mamoun H. Osman, Zein A. Idris và Mugira M. Ibrahim, 2012. " Modelling Height-Diameter Relationships of Selected Economically Important Natural Forests Species." Journal of Forest products & industries 2(1): 34 - 42.

11. Benjamin D. Rubin, Paul D. Manion và Don Faber-Langendoen, 2006. "Diameter distributions and structural sustainability in forests." Forest Ecology and Management 222: 427 - 438.

12. Barry D. Shiver và Bruce E. Borders, 1996. Sampling techniques for forest resources inventory, John Wiley & Sons, Inc. Canada.

13. Thomas A. Spies, 1998. Forest Structure: A Key to the Ecosystem. Proceedings of a workshop on Structure, Process, and Diversity in Successional Forests of Coastal British Columbia. J. A. Trofymow and A. MacKinno,

Northwest Science, Washington State University Press.

14. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh và Ngô Kim Khôi, 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Rubén Valbuena, 2015. Forest structure indicators based on tree size inequality and their relationships to airborne laser scanning. Faculty of Science and Forestry, University of Eastern Finland. Doctoral thesis.

16. Jerrold H. Zar, 2010. Biostatistical Analysis (5th Edition), Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey 07458, USA.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

4

PDF Tải xuống

4

Cách trích dẫn

[1]
Hưng, B.M. và Trường, L.X. 2024. BIẾN ĐỘNG CẤU TRÚC VÀ CHẤT LƯỢNG TẦNG CÂY CAO RỪNG TỰ NHIÊN TẠI VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH, GIA LAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả