Bài viết được đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Tạp chí

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp là tạp chí chính thức của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Tạp chí được cấp phép và đi vào hoạt động từ năm 2006 trên cơ sở nâng cấp Tờ “Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Lâm nghiệp” phát hành từ tháng 7 năm 1985. Hiện nay Tạp chí đang hoạt động theo giấy phép số 487/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp có mã số chuẩn quốc tế ISSN là 1859-0373. Tạp chí được định kỳ phát hành 2 tháng/lần, sử dụng bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Tạp chí cam kết sẽ xuất bản nhanh chóng tất cả các bài báo trong vòng 30-60 ngày kể từ ngày được chấp nhận đăng.

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp hoạt động theo hướng hội nhập và đang tham gia kết nối với các hệ thống dữ liệu quốc gia và quốc tế. Đây là ấn phẩm khoa học tuân thủ theo các quy ước biên tập quốc tế và áp dụng quy trình phản biện kín hai chiều. Các bài báo khoa học được cấp phép truy cập mở và bản quyền thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Phạm vi của Tạp chí

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp đăng tải các công trình nghiên cứu, các bài tổng quan trong lĩnh vực khoa học lâm nghiệp và liên quan, bao gồm:

  • Chọn tạo giống và nhân giống cây lâm nghiệp 
  • Đa dạng thực vật rừng và Bảo tồn nguồn gen 
  • Công nghệ sinh học lâm nghiệp 
  • Trồng rừng, phục hồi rừng, quản lý rừng và điều tra quy hoạch rừng
  • Sinh thái rừng, Sức khỏe rừng, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng
  • Sinh khối và các bon rừng, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
  • Đất lâm nghiệp
  • Lâm sản ngoài gỗ và Nông lâm kết hợp
  • Kinh tế chính sách lâm nghiệp
  • Khai thác, bảo quản lâm sản và chế biến lâm sản
  • Cơ khí lâm nghiệp

Tần suất xuất bản:

Tạp chí xuất bản 6 số mỗi năm. Cụ thế

- Số 1: Tháng 1 - Tháng 2
- Số 2: Tháng 3 - Tháng 4
- Số 3: Tháng 5 - Tháng 6
- Số 4: Tháng 7 - Tháng 8
- Số 5: Tháng 9 - Tháng 10
- Số 6: Tháng 11 - Tháng 12

DOI prefix: 10.70169

Công cụ kiểm tra trùng lặp: Crossref Similarity Check

Quy trình phản biện

Các bản thảo nào thuộc phạm vi xuất bản và đáp ứng được các yêu cầu của thể lệ viết bài sẽ được đánh giá thông qua quy trình phản biện kín hai chiều (double blinded peer-review) bởi ít nhất 02 (hai) chuyên gia độc lập trong và ngoài nước trong lĩnh vực tương ứng. 

Phí đăng bài: 1.500.000 VND 

Số hiện tại

Số 4 (2024)
					Xem Số 4 (2024)

Số 4 (2024)

Đã xuất bản: 18-09-2024

Bìa và mục lục

Bài viết

  • ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN CÂY THỦY TÙNG (Glyptostrobus pensilis (Staunton ex D.Don) K. Koch) SỬ DỤNG CHỈ THỊ ISSR
    Giang Thị Thanh, Lưu Thế Trung, Trần Văn Ninh, Ngô Văn Cầm, Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Thị Huyền, Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Việt Hà, Lê Thị Thủy, Lê Sơn

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.955
  • KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA KEO LAI TAM BỘI TRONG KHẢO NGHIỆM DÒNG VÔ TÍNH TẠI BẮC GIANG VÀ QUẢNG TRỊ
    Trần Hoàng Gia, Nguyễn Đức Kiên, Bùi Mạnh Hưng, Dương Hồng Quân

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.956
  • BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH LOÀI DU SAM NÚI ĐẤT (Keteleeria evelyniana Mast.) TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG
    Nguyễn Bá Trung, Lưu Thế Trung, Hoàng Thanh Trường, Lê Cảnh Nam, Giang Thị Thanh, Trần Văn Ninh

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.958
  • NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ THỬ NGHIỆM TRỒNG CÂY THÀN MÁT (Millettia nigrescens Gagn.) TẠI QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
    Nguyễn Quyết, Nguyễn Hữu Cường, Nguyễn Thị Ly Na, Nguyễn Hải Đăng, Phạm Thị Kim Thoa

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.959
  • ĐẶC ĐIỂM HẠT GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN, XỬ LÝ HẠT GIỐNG TÔ HẠP ĐIỆN BIÊN (Altingia siamensis Craib)
    Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Hải Hòa, Hà Văn Tiệp, Lê Anh Thanh, Lò Thị Kiều, Vũ Văn Tuân, Phan Thị Thanh Huyền

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.960
  • HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI CĂM XE (Xylia xylocarpa (Roxb.) Taub.) TẠI MỘT SỐ TỈNH THUỘC KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
    La Ánh Dương, Trần Thị Xuân Phấn, Doãn Hoàng Sơn, Trịnh Văn Hiệu, Hà Huy Nhật, Đồng Thị Ưng

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.961
  • NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
    Trần Trung Thành, Nguyễn Phương Văn, Lê Thị Hương Giang

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.962
  • NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ THỰC BÌ VÀ BÓN PHÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN LAI Ở VÙNG CAO SƠN LA
    Nguyễn Thành Sơn, Đỗ Hữu Sơn, Lã Trường Giang, Ngô Văn Chính, Nguyễn Đức Kiên

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.963
  • NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT KHAI THÁC NHỰA CÂY DẦU ĐỌT TÍM (Dipterocarpus grandiflorus Blanco)
    Đoàn Đình Tam, Đỗ Thị Kim Nhung, Hà Đình Long, Đoàn Thanh Tùng, Trần Thị Hải, Nguyễn Thị Thu Hằng

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.964
  • ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG VIỆC MÔ HÌNH HÓA KHÔNG GIAN PHÂN BỐ THỰC VẬT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
    Phan Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Hương

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.965
  • KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRỒNG SƯU TẬP THỰC VẬT TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM LÂM SINH CHIỀNG SINH - TRUNG TÂM KHOA HỌC LÂM NGHIỆP TÂY BẮC
    Nguyễn Thị Hương Ly, Nguyễn Văn Hùng, Hà Văn Tiệp, Đinh Công Trình, Lê Anh Thanh, Nguyễn Tùng Lâm, Vũ Văn Tuân, Phan Thị Thanh Huyền

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.966
  • ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN SẢN LƯỢNG THỦY SẢN THU HOẠCH TỪ PHƯƠNG PHÁP NUÔI QUẢNG CANH TẠI KHU VỰC DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH
    Trần Đức Thành, Vũ Đình Hưởng, Bùi Việt Hải, Ninh Văn Tuấn, Nguyễn Văn Đăng, Phạm Thị Mận, Nguyễn Cơ Thành, Đỗ Văn Ràng, Trương Thanh Phi Long

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.967
  • SINH TRƯỞNG VÀ HÀM LƯỢNG MỘT SỐ THÀNH PHẦN DƯỢC LIỆU CỦA BA LOÀI LAN KIM TUYẾN THUỘC CHI Anoectochilus sp. TRỒNG THÂM CANH DƯỚI TÁN RỪNG TỰ NHIÊN VÀ DƯỚI MÁI CHE TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU
    Triệu Thái Hưng, Trương Trọng Khôi, Nguyễn Thị Hoài Anh, Ninh Việt Khương, Trịnh Ngọc Bon, Vũ Tiến Lâm, Nguyễn Quang Hưng, Trần Hải Long, Lê Hồng Liên, Vũ Văn Nam, Hoàng Việt Dũng

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.968
  • NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH CHÁY LÁ CÂY QUẾ (Cinnamomum cassia Presl) Ở VƯỜN ƯƠM TẠI HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN
    Trần Anh Tuấn, Trần Thanh Trăng, Nguyễn Thị Minh Hằng, Lã Thị Bích Ngọc, Nguyễn Mạnh Hà

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.969
  • BIONOMICS OF THE LEAF FEEDER, Pogonopygia nigralbata Warren, DAMAGING Illicium verum TREES IN BAC KAN PROVINCE, VIETNAM
    Nguyễn Văn Thành, Le van Binh

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.970
  • HIỆN TRẠNG BỆNH CHẢY NHỰA DO NẤM Ceratocystis fimbriata GÂY HẠI CÂY LIM XANH TẠI ĐỀN VÀ, HÀ NỘI
    Phạm Quang Thu, Nguyễn Minh Chí, Dương Tiến Đức

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.971
  • THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP ĐỂ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA
    Đoàn Hương Giang, Nguyễn Thị Hà Thanh, Trần Văn Tuấn

    DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.972
Xem Tất cả Các số