HIỆU QUẢ KINH TẾ CHUỖI GIÁ TRỊ VÁN BÓC TẠI TỈNH YÊN BÁI


Các tác giả

  • Nguyễn Gia Kiêm Trung tâm Nghiên Cứu Kinh tế Lâm Nghiệp
  • Hoàng Liên Sơn Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
  • Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Xuân Hậu Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
  • Hoàng Tuấn Huy Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
  • Phan Thị Hà Anh Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.944

Từ khóa:

Hiệu quả kinh tế, Chuỗi giá trị, Ván bóc, tỉnh Yên Bái

Tóm tắt

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị ván bóc tại tỉnh Yên Bái được thực hiện với 96 hộ gia đình trồng rừng (HGĐ), 01 công ty lâm nghiệp, 05 thương nhân thương mại gỗ, 09 cơ sở chế biến ván bóc và một số cán bộ quản lý ở địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy, để sản xuất 1m3 ván bóc cần sản lượng gỗ nguyên liệu bình quân là từ 1,55 - 1,65 m3 gỗ có đường kinh tối thiểu là 10cm. Lợi nhuận ròng (NPr) toàn chuỗi đạt từ 538.437 đồng đến 812.853 đồng; trong đó, lợi nhuận khâu chế biến là cao nhất, đạt từ 173.513 đồng đến 317.369 đồng, chiếm tỷ trọng từ 31,78% đến 34,52% và khâu đạt lợi nhuận thấp nhất là khâu thương mại ván bóc đạt từ 13,93% đến 14,15% toàn chuỗi. Giá trị gia tăng (VA) toàn chuỗi đạt từ 1.391.288 đồng đến 1.753.432 đồng; trong đó, VA khâu khai thác thương mại gỗ và khâu chế biến ván bóc là cao nhất, đạt từ 521.125 đồng đến 777.769 đồng, chiếm tỷ trọng từ 35,77% đến 44,36%. VA đạt thấp nhất là khâu trồng rừng tạo nguyên liệu đạt từ 150.843 đồng đến 163.470 đồng, chiếm tỷ trọng từ 9,32% đến 10,84% toàn chuỗi. Trong chuỗi giá trị ván bóc, khâu chế biến ván bóc là khâu quan trọng nhất và có đóng góp giá trị về hiệu quả kinh tế lớn nhất trong toàn chuỗi. Để nâng cao hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị ván bóc, các khâu trong chuỗi cần đầu tư lựa chọn tốt từ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, tăng tỷ trọng sử dụng nguồn lực lao động có chất lượng, áp dụng quy trình, công nghệ tiên tiến và máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên sản xuất, tăng tỷ lệ thành khí trong chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng từ đó đảm bảo giá bán và lợi ích phù hợp với năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, sự hình thành các mối liên kết ngang và dọc theo chuỗi giá trị (CGT) để đảm bảo tính bền vững cho sản xuất và dễ dàng thực hiện đảm bảo truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp trong toàn chuỗi.

Tài liệu tham khảo

Thủ tướng chính phủ (2021): Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng Chính phủ (2022): Quyết định 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 Phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030.

Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Ngòi Lao (2021): Hồ sơ thiết kế, dự toán trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng năm 2022.

Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Yên Bái (2022): Biểu thống kê các cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ - kết quả sản xuất, kinh doanh toàn tỉnh Yên Bái đến tháng 4 năm 2022

Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Gia Kiêm, Trung tâm Nghiên Cứu Kinh tế Lâm Nghiệp

Phó giám đốc

Hoàng Liên Sơn, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp

Giám đốc Trung tâm

Võ Đại Hải, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Giám đốc

Tải xuống

Đã xuất bản

23-09-2024

Số lượt xem tóm tắt

8

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Nguyễn, G.K., Hoàng, L.S., Võ, Đại H., Nguyễn, X.H., Hoàng, T.H. và Phan Thị, H.A. 2024. HIỆU QUẢ KINH TẾ CHUỖI GIÁ TRỊ VÁN BÓC TẠI TỈNH YÊN BÁI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.944.

Số

Chuyên mục

Bài viết