Bài chấp nhận đăng

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN BỐ, GÂY TRỒNG PHÁT TRIỂN CÂY GIỔI ĂN HẠT (Michelia tonkinensis A.Chev.) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI


Các tác giả

  • Vũ Quý Đông Viện NC Sinh thái và Môi trường rừng
  • Nguyễn Xuân Đài Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Trần Văn Cao Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Lê Thị Thu Hằng Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.945

Từ khóa:

Lào Cai, Giổi ăn hạt, Phân bố, Thực trạng gây trồng

Tóm tắt

Cây Giổi ăn hạt chưa được đầu tư gây trồng có bài bản ở địa bàn tỉnh Lào Cai. Một số huyện đã có các mô hình tập trung nhưng chưa nhiều, đa phần là các cây trồng phân tán trong vườn hộ, nguồn giống không được kiểm soát. Người dân hầu như không chăm sóc thường xuyên cũng như bón phân trong quá trình trồng và chăm sóc cây Giổi ăn hạt. Cây Giổi ăn hạt đã cho thu hoạch quả đều thuộc mô hình trồng phân tán trong vườn hộ và có thời gian trồng hầu hết từ 20 năm trở lên. Việc thu hái, sơ chế và bảo quản hạt giống được áp dụng theo kinh nghiệm của người dân. Kết quả phân tích, so sánh hàm lượng tinh dầu và thành phần các chất bay hơi trong mẫu hạt Giổi tại tỉnh Lào Cai khi so sánh với 2 tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ cho thấy chất lượng tinh dầu hạt giổi tại 3 tỉnh không có khác biệt quá lớn. Cây Giổi ăn hạt trồng tại Lào Cai có biên độ phân bố khá rộng, phù hợp với nhiều loại điều kiện địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau. Các mô hình trồng tập trung Giổi ăn hạt bằng phương thức trồng thuần loài phổ biến ở tuổi 2 đến tuổi 13. Các chỉ tiêu sinh trưởng tương đối đồng đều và ổn định. Tuy nhiên, việc các hộ dân hầu như không áp dụng bón phân trong quá trình trồng và chăm sóc đã làm tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây Giổi ăn hạt tương đối chậm. Nhìn chung, tỉnh Lào Cai có điều kiện và tiềm năng gây trồng và phát triển cây Giổi ăn hạt rất lớn. Tuy nhiên, việc chưa được đầu tư nghiên cứu bài bản cũng như chưa được quan tâm, chăm sóc đúng mức là trở ngại rất lớn đến sự phát triển loài cây này tại địa phương. Do vậy, việc tăng số lần chăm sóc cũng như áp dụng bón phân cho cây là rất cần thiết để đảm bảo khả năng phát triển của các mô hình trồng Giổi ăn hạt tại tỉnh Lào Cai trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

Hoang Van Sam. 2009. UsSes and conservation of plant diversity in Ben En National Park, Vietnam. National herbarium of the Netherlands, the Netherlands.

Lim, T. K., & Lim, T. K. 2012. Michelia mediocris. Edible Medicinal And Non Medicinal Plants: Volume 3, Fruits, p147-149.

Nguyễn Bá Chất. 2002. Cây bản địa Việt Nam, Báo cáo chuyên đề tài hội thảo “Đánh giá niềm năng sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam.

Nguyễn Văn Hùng, 2021, Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev.) tại một số tỉnh miền Bắc, Việt Nam, 160 trang.

Nguyễn Văn Hùng, 2024, Phát triển nguồn gen Giổi ăn hạt tại 1 số tỉnh miền Bắc, Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 3/2024.trang 28-30.

Triệu Văn Hùng. 2007, Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Dự án Hỗ trợ chuyên ngành LSNG tại Việt Nam Pha II, Nhà xuất bản Bản đồ, 1139 trang.

Đã xuất bản

24-09-2024

Cách trích dẫn

[1]
Vu, Q.D., Nguyễn, X. Đài, Trần, V.C. và Lê, T.T.H. 2024. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN BỐ, GÂY TRỒNG PHÁT TRIỂN CÂY GIỔI ĂN HẠT (Michelia tonkinensis A.Chev.) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.945.

Số

Chuyên mục

Bài viết