Bài chấp nhận đăng

NGHIÊN CỨU TÁI SINH CHỒI THÔNG QUA MÔ SẸO VÀ PHÁT SINH PHÔI SOMA CÁC DÒNG KEO LAI BV350 VÀ BV376


Các tác giả

  • Sơn Lê Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Thị Thủy 1Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thị Huyền 1Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thị Việt Hà 1Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Thị Thu Hà Trần
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.977

Từ khóa:

Keo lai, Mô sẹo, phôi soma, Tái sinh

Tóm tắt

Nghiên cứu này xác định các môi trường thích hợp cho quá trình nuôi cấy, hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống một số loài keo lai bằng phương pháp tái sinh chồi thông qua mô sẹo và phát sinh phôi soma. Kết quả cho thấy, đoạn thân (không chứa mắt ngủ) và mảnh lá của hai dòng BV350 và BV376  nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 1 mg/l 2,4-D và 0,5 mg/l BAP cho tỷ lệ tạo mô sẹo lần lượt là 81,11% và 84,44% (đoạn thân), 85,56% và 87,33% (mảnh lá). Mô sẹo phát sinh tạo phôi soma trên môi trường MS bổ sung 1 mg/l TDZ và 0,25 mg/l IAA cho tỷ lệ tạo phôi soma của hai dòng BV350 và BV376 lần lượt là 36,67% và 58,34% ở đoạn thân, 50,67% và 60,56% ở mảnh lá. Tái sinh chồi từ phôi soma trên môi trường MS bổ sung 1 mg/l TDZ và 0,25 mg/l IAA cho tỷ lệ tái sinh chồi đạt 36,24% dòng BV350 và 50,62% dòng BV376 sau 6-9 tuần nuôi cấy. Nhân nhanh chồi trên môi trường MS bổ sung 1,5 mg/l BAP và 0,5 mg/l NAA cho số chồi trung bình/cụm đạt 5,81 (BV350) và 6,92 (BV376). Kích thích ra rễ tạo cây hoàn chỉnh trên môi trường 1/2MS bổ sung 1,5 mg/l IBA, tỷ lệ ra rễ đạt 87,62% (BV350) – 91,34% (BV376). Hệ thống tái sinh các dòng Keo lai thông qua mô sẹo và phát sinh phôi soma được xây dưng và có thể áp dụng trong chuyển gen/chỉnh sửa gen nhằm tạo ra các giống keo mang các tính trang mong muốn.

Tài liệu tham khảo

Cấn Thị Lan và cộng sự (2017). Báo cáo tổng kết Đề tài: Nghiên cứu nhân nhanh một số giống Keo và Bạch đàn mới bằng công nghệ tế bào thực vật, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Đoàn Thị Mai và Cộng sự, 2003. Nhân giống cho một số giống cây rừng mới chọn tạo bằng nuôi cấy mô, Hội nghị CNSH toàn quốc, Hà Nội.

Đoàn Thị Mai và Lê Sơn, 2011. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Nhà Nước “Nghiên cứu nhân nhanh giống Keo lai tự nhiên, Keo lai nhân tạo, Bạch đàn uro, Bạch đàn lai nhân tạ (mới tạo chọn) và Lát hoa bằng công nghệ tế bào”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Đoàn Thị Mai, Nguyễn Thị Mỹ Hương, Vũ Thị Ngọc, Trần Thanh Hương, Văn Thu Huyền, 2009. Nuôi cấy mô một số giống keo lai mới chọn tạo. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2.

Garg L, Bhandari NN, Rani V, Bhojwani SS, 1996. Somatic embryogenesis and regeneration of triploid plants in endosperm cultures of Acacia nilotica. Plant Cell Reports, 15: 855-858.

Kshipra Dhabhai, M SharmaM, Amla Batra, 2010. In vitro clonal propagation of Acacia nilotica (L.) – a nitrogen fixing tree. Researcher, 2(3): 1-6.

Lê Sơn và các cộng tác viên, 2013. Hoàn thiện quy tình nhân nhanh bằng nuôi cấy mô cho 6 giống Keo kai đã được công nhận. Báo cáo dự án SXTN cấp nhà nước, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Mingjia Yang, Xiangming Xie, Xiaoqing He & Fangqiu Zhang, 2006. Plant regeneration from phyllode explants of Acacia crassicarpa via organogenesis. Plant Cell, Tissue and Organ Culture, 85: 241-245.

Nguyễn Thị Huyền, Trần Thị Thu Hà, Hà Thị Huyền Ngọc, Nguyễn Thị Việt Hà, Lê Thị Thuỷ, Lê Sơn, 2020. Nghiên cứu tái sinh cây keo lai (Acacia hybrid) thông qua mô sẹo và phát sinh phôi soma phục vụ chuyển gen

Ortiz BOC, Reyes MEP, Balch EPM, 2000. Somatic embryogenesis and plant regeneration in Acacia farnesiana and A.schaffneri. In vitro Cellular and Developmentel Biology - plant, 36: 268-272.

R.M. Nanda & G.R. Rout, 2003. In vitro somatic embryogenesis and plant regeneration in Acacia arabica. Plant Cell, Tissue and Organ Culture, 73: 131-135.

Triệu Thị Thu Hà, Cấn Thị Lan, Đồng Thị Ưng, 2014. Nghiên cứu nhân giống Keo lá tràm (Acaciaauriculiformis A. Cunn. ex Benth) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4: 1508-1505

Rout GR, Samantaray S, Das P, 1995. Somatic embryogenesis and plant re-generation from callus culture of Acacia catechu - a multipurpose leguminous tree. Plant Cell, Tissue and Organ Culture, 42: 283-285.

Văn Thu Huyền, Mai Thị Phương Thúy, Đồng Thị Ưng, Nguyễn Anh Dũng, Lê Thị Hoa, Lưu Thị Quỳnh, Hoàng Thị Hồng Hạnh, Đỗ Hữu Sơn, Nguyễn Đức Kiên, Đỗ Tiến Phát, Lê Sơn (2021). Nghiên cứu nhân giống các dòng keo lai năng suất cao BV376, BV586, BB055 bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 3/2021, trang 22-32.

Vengadesan G., Ganapathi A., Amutha S., Selvaraj N., 2003. High-frequency plant regeneration from cotyledoncallus of Acacia sinuata (Lour.) Merr. In vitro Cellular and Developmental Biology - Plant, 39: 28-33.

Xie DY, Hong Y, 2001. Regenration of Acacia mangium through somatic embryogenesis, Plant Cell Reports, 20: 917-922.

Zhang H, Huang X, Fu J, 2003. Preliminary study on somatic embryogenesis of a tree legume – Acacia auriculiformis. Acta Scientiarlium Univer-sitatis Sunyatseni, 36: 122-125.

Đã xuất bản

15-10-2024

Cách trích dẫn

[1]
Lê, S., Lê, T.T., Nguyễn, T.H., Nguyen, T.V.H. và Trần, T.T.H. 2024. NGHIÊN CỨU TÁI SINH CHỒI THÔNG QUA MÔ SẸO VÀ PHÁT SINH PHÔI SOMA CÁC DÒNG KEO LAI BV350 VÀ BV376 . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 10 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.977.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.