Bài chấp nhận đăng

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐA DẠNG DI TRUYỀN VƯỜN GIỐNG BẠCH ĐÀN PELLITA (EUCALYPTUS PELLITA TẠI VIỆT NAM) BẰNG CHỈ THỊ VI VỆ TINH


Các tác giả

  • Sơn Lê Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Đức Kiên 1Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Hồ Quang Viện Công nghệ sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.950

Từ khóa:

Bạch đàn peiilta, chỉ thị vi vệ tinh, đa dạng di truyền, vườn giống

Tóm tắt

Bạch đàn pellita là một trong những loài cây trồng rừng chủ lực ở khu vực Đông Nam Á do có sinh trưởng nhanh và đặc biệt là tính chống chịu cao với bênh chết héo do nấm Ceratocystis gây ra. Ngoài việc được sử dụng trong trồng rừng thuần loài thì nó còn được sử dụng là các cây bố mẹ trong nghiên cứu chọn giống. Ở nước ta, hiện có 2 vườn giống bạch đàn pellita thế hệ thứ 2 tại Bầu Bàng và Plâyku là nơi cung cấp nguồn vật liệu chính cho quá trình nghiên cứu và phát triển giống. Tuy nhiên, mức độ đa dạng di truyền của các vườn giống này lại chưa được đánh giá. Nghiên cứu này sử dụng 8 chỉ thị vi vệ tinh để phân tích 12 lô hạt thuộc 7 xuất xứ thu từ vườn giống Bầu Bàng nhằm xác định mức độ đa dạng di tuyền của quần thể chọn giống cho loài cây này. Kết quả phân tích cho thấy, các chỉ số về đa dạng di truyền của vườn giống ở mức độ trung bình với tỷ lệ dị hợp tử mong đợi (He) đạt 0,54 và tỷ lệ dị hợp tử quan sát (Ho) đạt 0,63. Giá trị hệ số giao phối cận huyết đạt giá trị âm ở tất cả các lô hạt nghiên cứu (F trung bình đạt -0,18) và hệ số trao đổi gen cao (Nm=6,14) chính tỏ vườn giống có mức độ thụ phấn chéo cao. Mặc dù đã qua tỉa thưa di truyền và kiểu hình nhưng vườn giống vẫn đảm bảo mức độ đa dạng di truyền cần thiết để cung cấp nguồn nguồn vật cho nghiên cứu chọn tạo và phát triển loài cây này trong thời gian tới.

Tài liệu tham khảo

Butcher, P. A., Glaubitz, J. C., Moran, G. F., 1999. Application for microsatellite markers in the domestication and conservation of forest trees. Forest Genetic Resources 27, 34 - 42.

Butcher, P. A., Moran, G. F., 2000. Genetic linkage mapping in Acacia mangium 2. Development of an integrated map from two outbred pedigrees using RFLP and microsatellite loci. Theoretical and Applied Genetics 101, 594–605.

Butcher, P. A., Skinner, A. K., Gardiner, C. A., 2005. Increased inbreeding and inter-species gene flow in remnant populations of the rare Eucalyptus benthamii. Conservation Genetics 6, 213-226.

Byrne, M., Marquez-Garcia, M. I., Uren, T., Smith, D. S., Moran, G. F., 1996. Conservation of genetic diversity of microsatellite loci in the genus Eucalyptus. Australian Journal of Botany 44, 331-341.

Chase, M., Kesseli, R., Bawa, K., 1996. Microsatellite Markers for Population and Conservation Genetics of Tropical Trees. American Journal of Botany 83, 51-57.

Dow, B. D., Ashley, M. V., Howe, H. F., 1995. Characterization of highly variable (GA/CT)n microsatellites in the bur oak, Quercus macrocarpa. Theoretical and Applied Genetics 91, 137-141.

Echt, C. S., Marquardt, P., 1997. Survey of microsatellite DNA in pine. Genome 40, 9 - 17.

Echt, C. S., May-Marquardt, P., Hseih, M., Zahorchak, R., 1996. Characterization of microsatellite markers in eastern white pine. Genome 39, 1102-1108.

Finkeldey, R., 1999. An introduction to tropical forest genetic. Lecture note 188pp.

Gaspar, M. J., de-Lucas, A., Alia, R., Paiva, J. A. P., Hidalgo, E., Louzada, J., Almeida, H., Gonzalez-Martinez, S. C., 2009. Use of molecular markers for estimating breeding parameters: a case study in a Pinus pinaster Ait. progeny trial. Tree Genetics & Genomes 5, 609-616.

Gawel, N. J., Jarret, R. L., 1991. A modified CTAB DNA extraction procedure for Musa and Ipomoea. Plant Molecular Biology Reporter 9, 262-266.

Harwood, C. 1998. Eucalyptus pellita: an Annotated Bibliography. CSIRO Forestry and Forest Products. Canberra, Australia.

Harwood, C., Thinh, H.H., Quang, T. H., Sardabi, H., Williams, E. (2004). The Effect of Inbreeding on Early Growth of Acacia mangium in Vietnam. Silvae Genetica 53, 65-69.

House, A. P. N., Bell, J. C., 1994. Isozyme variation and mating system in Eucalyptus urophylla ST. Blake. Silvae Genetica 43, 167-179.

Karhu, A., Dieterich, J. H., Savolainen, O., 2000. Rapid Expansion of Microsatellite Sequences in Pine. Molecular Biology and Evolution 17, 259 - 265.

Morgante, M., Salamini, F., 2003. From plant genomics to breeding practice. Current Opinion in Biotechnology 14, 214–219.

Nei, M., 1978. Estimation of average heterozygosity and genetic distance from a small number of individuals. Genetics 89, 583-590.

Nevill, P. G., Reed, A., Bossinger, G., Vaillancourt, R. E., Larcombe, M., Ades, P. K., 2008. Cross-species amplification of Eucalyptus microsatellite loci. Molecular Ecology Resources 8, 1277-1280.

Payn, K. G., Dvorak, W. S., Janse, B. J. H., Myburg, A. A., 2008. Microsatellite diversity and genetic structure of the commercially important tropical tree species Eucalyptus urophylla, endemic to seven islands in eastern Indonesia. Tree Genetics & Genomes 4, 519-530.

Rao, R.V., Hodgkin, T., (2002) Genetic diversity and conservation and utilization of plant genetic resources. Plant Cell, Tissue and Organ Culture 68:1-19 doi:10.1023/A:1013359015812

Sanger, F., Nicklen, S., Coulson, A.R., 1977. DNA sequencing with chain-terminating inhibitors. Proc Natl Acad Sci. 74(12): 5463-7.

Sơn, L., Henson, M., Shepherd, M., 2010. Sự khác biệt về di truyền giữa 3 loài bạch đàn Eucalyptus pellita, E. resinifera và E. scias. Tạp chí khoa học Lâm nghiệp

Steane, D. A., Vaillancourt, R. E., Russell, J., Powell, W., Marshall, D., Potts, B. M., 2001. Development and characterisation of microsatellite loci in Eucalyptus globulus (Myrtaceae). Silvae Genetica 50, 89-91.

Tarigan, M., Roux, J., Van Wyk, M., Tjahjono, B., Wingfield, M.J. 2011. A new wilt and die-back disease of Acacia mangium associated with Ceratocystis manginecans and C. acaciivora sp. nov. in Indonesia. South African Journal of Botany, Volume 77, Issue 2, 292-304,

Ujino, T., Kawahara, T., Tsumura, Y., Nagamitsu, T., Yoshimaru, H., Ratnam, W., 1998. Development and polymorphism of simple sequence repeat DNA markers for Shorea curtisii and other Dipterocarpaceae species. Heredity 81, 422-428.

Weber, J. L., May, P. E., 1989. Abundant class of human DNA polymorphisms which can be typed using the polymerase chain reaction. American Journal of Human Genetics 44, 388-396.

Young, A., Boshier, D. and Boyle, T. 2000. Forest Conservation Genetics principles and practice. CSIRO publishing.

Đã xuất bản

23-09-2024

Cách trích dẫn

[1]
Lê, S., Nguyễn, Đức K. và Trần, H.Q. 2024. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐA DẠNG DI TRUYỀN VƯỜN GIỐNG BẠCH ĐÀN PELLITA (EUCALYPTUS PELLITA TẠI VIỆT NAM) BẰNG CHỈ THỊ VI VỆ TINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.950.

Số

Chuyên mục

Bài viết