Bài chấp nhận đăng

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY LÊ VH6 BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP TẠI TỈNH SƠN LA


Các tác giả

  • Anh Thanh Lê Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Thị Hương Ly Nguyễn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Diệp Linh Hoàng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Văn Bình Lò
  • Mai Anh Ngô
  • Văn Tiệp Hà
  • Thị Thanh Huyền Phan
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.946

Từ khóa:

Lê VH6, Hom ghép, Phương pháp ghép, Tỷ lệ sống

Tóm tắt

Giống Lê VH6 là giống nhập nội từ Đài Loan có giá trị kinh tế cao và hiện đang được trồng trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhân giống cây Lê VH6 bằng phương pháp ghép, sử dụng gốc ghép từ cây Mắc cọp (Pyrus granulosa) và hom ghép từ cây Lê VH6 được thu từ vườn cây đầu dòng tại tỉnh Sơn La. Thí nghiệm 1 nhân tố về phương pháp ghép (ghép nêm và ghép nối tiếp) và chiều dài hom ghép đã được triển khai để đánh giá tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng về đường kính và chiều cao chồi ghép. Kết quả nghiên cứu sau 6 tháng cho thấy, cả hai phương pháp ghép đều cho tỷ lệ sống của chồi ghép cao > 96% và không có sự khác biệt giữa hai phương pháp ghép (sig.> 0,05). Tuy nhiên, sinh trưởng đường kính và chiều cao của chồi ghép của phương pháp ghép nối tiếp (0,76 ± 0,11 cm và 70,26 ± 7,77 cm) lớn hơn phương pháp ghép nêm (0,72 ± 0,1 cm và 67,32 ± 7,63 cm) (sig. < 0,05). Với thí nghiệm về chiều dài hom ghép, sử dụng phương pháp ghép nối tiếp sau 6 tháng cho thấy, chiều dài hom ghép từ 6 - 7 cm (CT3) cho tỷ lệ sống cao nhất (96,67 ± 0,58%) và kết quả sinh trưởng tốt về đường kính và chiều cao ( Dchồi: 0,74 ± 0,07 và Hvn: 70,24 ± 6,74 cm). Từ các kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy sử dụng phương pháp ghép nối tiếp với độ dài hom ghép từ 6 - 7cm là phù hợp với việc nhân giống cây Lê VH6 bằng phương pháp ghép tại Sơn La.

Tài liệu tham khảo

Bùi Sỹ Tiếu, 2011. Báo cáo tổng kết "Nghiên cứu phát triển sản xuất lê nhằm nâng cao thu nhập của bà con dân tộc tỉnh Cao Bằng". Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Báo Sơn La, 2021. Nông dân Phiêng Khoài trồng lê tại Nung. Truy cập từ https://baosonla.org.vn/vi/bai-viet/nong-dan-phieng-khoai-trong-le-tai-nung-40919. Ngày 25 tháng 6 năm 2024.

Cục Trồng Trọt, 2012. Quyết định số 298/QĐ-TT-CCN ngày 12 tháng 07 năm 2012 của Cục Trồng trọt về Việc công nhận giống cây trồng nông nghiệp.

Đỗ Sỹ An, 2016. Báo cáo đề tài "Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển một số cây ăn quả ôn đới (hồng, lê, đào) ở phía Bắc. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.

Nguyễn Thị Cẩm Mỹ, 2024. Luận án Tiến sĩ " Nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống Lê VH6 tại vùng núi phía Bắc". Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Simon A. Mng’omba và Elsa S. du Toit, 2013. Effect of Diagonal Cut Surface Length on Graft Success and Growth of Mangifera indica, Persia americana, and Prunus persica. Hortscience. Doi: 10.21273/HORTSCI.48.4.481.

Simons, R.K, 1987. Compatibility and stock-scion interactions as related to dwarfing. p. 79–106. In: Rom, R.C. and R.F. Carlson (eds.). Rootstock for fruit crops. Wiley & Son Inc., New York, NY.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng, 2013. Phục tráng bảo tồn và phát triển cây lê huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Truy cập từ https://sokhcn.caobang.gov.vn/tom-tat-dt-da-20012005/phuc-trang-bao-ton-va-phat-trien-cay-le-huyen-tra-linh-tinh-cao-bang-556129. Ngày 25 tháng 6 năm 2024.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, 2021. Quyết định số 62/QĐ-SNN ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La về việc công nhận vườn cây đầu dòng giống lê VH6.

Trần Đình Hà, 2023. Kết quả trồng thử nghiệm giống lê mới VH6 tại tỉnh Bắc Kạn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. Số 9 – 2023. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.7988.

Tiểu sử của Tác giả

Diệp Linh Hoàng , Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc

 

 

Mai Anh Ngô

 

 

Văn Tiệp Hà

 

 

Thị Thanh Huyền Phan

 

 

Đã xuất bản

23-09-2024

Cách trích dẫn

[1]
Lê, A.T., Nguyễn , T.H.L., Hoàng , D.L., Lò , V.B., Ngô , M.A., Hà , V.T. và Phan , T.T.H. 2024. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY LÊ VH6 BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP TẠI TỈNH SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.946.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả