Bài chấp nhận đăng

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOÀN THIỆN BỀ MẶT VÁN GHÉP THANH GỖ QUẾ


Các tác giả

  • Nguyễn Đức Thành Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Đỗ Thị Hoài Thanh Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Văn Định Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Tạ Thị Thanh Hương Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.975

Từ khóa:

Ván ghép thanh, Gỗ quế, xử lý thuỷ nhiệt, trang sức bề mặt

Tóm tắt

Tìm kiếm các giải pháp công nghệ trang trí bề mặt gỗ rừng trồng nhằm nâng cao chất lượng sử dụng gỗ là xu hướng đã và đang được quan tâm trên thế giới và Việt Nam. Cây quế là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên phạm vi sử dụng gỗ Quế còn hạn chế do nhược điểm là tính chất cơ lý thấp và trong gỗ vẫn còn chứa hàm lượng tinh dầu cao, điều này ảnh hưởng không tốt đến chất lượng liên kết cũng như khả năng dán dính của của sản phẩm gỗ. Nghiên cứu đánh giá khả năng hoàn thiện bề mặt ván ghép thanh gỗ Quế đã được xử lý bằng phương pháp thuỷ nhiệt cho thấy bề mặt ván ghép thanh gỗ quế được trang sức bằng ván lạng và sơn Polyurethane đều cho chất lượng tốt. Về tổng thể, không có sự khác biệt về độ bền lớp trang sức của ván ghép thanh chưa xử lý bảo quản và ván ghép thanh đã xử lý bảo quản, độ bền bề mặt của ván ghép thanh chưa xử lý bảo quản đạt 1,46 MPa, cao hơn 5,7% so với ván ghép thanh đã xử lý bảo quản. Kết quả xác định khả năng chịu mài mòn của lớp ván lạng dán phủ bề mặt của 2 loại ván ghép thanh là tương đồng. Cường độ bám dính của màng sơn Polyurethane với ván ghép thanh chưa xử lý bảo quản cao hơn 5% so với ván đã xử lý bảo quản. Kết quả nghiên cứu sẽ là tiền đề để giúp nâng cao hiệu quả sử dụng và tạo ra giá trị thương mại cho nguyên liệu gỗ Quế.

Tài liệu tham khảo

Gilbert, B. P., Underhill, I. D., Bailleres, H., El Hanandeh, A., & McGavin, R. L. (2014). Veneer based composite hollow utility poles manufactured from hardwood plantation thinned trees. In Construction and Building Materials Vol. 66, pp. 458–466. https://doi.org/10.1016/j.conbuildmat.2014.05.093

Gilbert, B. P., Underhill, I. D., Fernando, D., Bailleres, H., & Miller, D. (2018). Structural behaviour of hardwood veneer-based circular hollow sections of different compactness. In Construction and Building Materials, Vol. 170, pp. 557–569. https://doi.org/10.1016/j.conbuildmat.2018.03.105

Grabner, M., Wolf, A., Schwabl, E., & Schickhofer, G. (2016). Methods of forming veneer structures. In WCTE 2016 e-book -World Conference on Timber Engineering, pp. 849–858

Hata, T., Umemura, K., Yamauchi, H., Nakayama, A., Kawai, S., & Sasaki, H. (2001). Design and pilot production of a “spiral-winder” for the manufacture of cylindrical laminated veneer lumber. In Journal of wood science. Vol. 47, Issue 2, pp. 115–123. https://doi.org/10.2472/jsms.47.350

Berard, P., Yang, P., Yamauchi, H., Umemura, K., & Kawai, S. (2011). Modeling of a cylindrical laminated veneer lumber II: A nonlinear finite element model to improve the quality of the butt joint. In Journal of Wood Science Vol. 57, Issue 2, pp. 107–113). https://doi.org/10.1007/s10086-010-1148-8.

Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai (2023). Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kumar S, Kumari R, Mishra S. (2019). Pharmacological properties and their medicinal uses of Cinnamomum: a review. J Pharm Pharmacol 71:. https://doi.org/10.1111/jphp.13173

Verspohl EJ, Katrin Bauer, Eckhard Neddermann (2005). Antidiabetic effect of Cinnamomum cassia and Cinnamomum zeylanicum in vivo and in vitro. Phytother Res 19: 203–206.

Rashmi Pathak, Himanshu Sharma (2021). A Review on Medicinal Uses of Cinnamomum verum (Cinnamon). Journal of Drug Delivery and Therapeutics 11(6-S):161-166.

Paranagama PA, Wimalasena S, Jayatilake GS, Jayawardena AL, Senanayake UM, Mubarak AM (2001). A comparison of essential oil constituents of bark, leaf, root and fruit of cinnamon (Cinnamomum zeylanicum Blum) grown in Sri Lanka. Journal of the National Science Foundation of Sri Lanka 29(3-4). https://doi.org/10.4038/jnsfsr.v29i3-4.2613.

Krishnamoorthy B, Rema J. (2004). End uses of cinnamon and cassia. In: Ravindran PN, Babu KN eds. The Genus Cinnamomum. Boca Raton, FL: CRC Press.

Pereira JT, Hastie AYL (2014). The Cinnamon Trees, Cinnamomum Schaeff (Lauraceae) in Sabah. Annual Report, Sabah Forestry Department 365-360.

Saranya B, Sulfikarali T, Chindhu S, Muneeb AM, Leela NK, Zachariah TJ (2017). Turmeric and cinnamon dominate in antioxidant potential among four major spices, Journal of Spices and Aromatic Crops 26(1):27-32. https://doi.org/10.25081/josac.2017.v26.i1.803.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11906:2017 Ván gỗ nhân tạo - Xác định độ bền bề mặt

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11474:2016 Lớp phủ hữu cơ - Xác định độ chịu mài mòn bằng thiết bị Taber.

Tiêu chuẩn ISO 4624 :2023 Pull-off test for adhesion.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9760:2013 Sơn và véc ni – Xác định chiều dày màng.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2097:2015 Sơn và véc ni – Phép thử cắt ô.

Đã xuất bản

25-09-2024

Cách trích dẫn

[1]
Nguyễn, Đức T., Đỗ, T.H.T., Nguyễn, V. Định và Tạ, T.T.H. 2024. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOÀN THIỆN BỀ MẶT VÁN GHÉP THANH GỖ QUẾ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.975.

Số

Chuyên mục

Bài viết