Bài chấp nhận đăng

ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI VÙ HƯƠNG (Cinnamomum balansae H.Lecomte) Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC


Các tác giả

  • Quang Lê Văn Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật lâm sinh - Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Văn Thắng Hoàng
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.939

Từ khóa:

Vù hương, đặc điểm lâm học, một số tỉnh phía Bắc

Tóm tắt

Nghiên cứu về đặc điểm lâm học của loài Vù hương được thực hiện ở một số khu rừng đặc dụng tại một số tỉnh phía Bắc. Tại các khu vực điều tra, Vù hương có phân bố chủ yếu ở độ cao ≤ 500 m so với mực nước biển, có thể lên đến 700-1.000 m, thuộc các trạng thái rừng nghèo (TXN), nghèo kiệt (TXK) hoặc rừng hỗn giao tre nứa - gỗ (HG2). Vù hương phân bố trên đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá Macma bazơ và trung tính (Fk), đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất (Fs), tầng dầy; đất chua, nghèo dinh dưỡng. Nhiệt độ bình quân năm dao động 22,9-23,70C; lượng mưa bình quân năm 1.579,7-1.756 mm/năm, số ngày mưa từ 127 - 140 ngày/năm. Vù hương thuộc nhóm loài ít gặp (K = 1,5%). Mật độ Vù hương trong các lâm phần điều tra khá thấp, dao động từ 4-16 cây/ha đối với tầng cây cao và cây tái sinh từ 12-32 cây/ha, và ít xuất hiện trong công thức tổ thành. Do đó, cần có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt các cá thể Vù hương còn lại đồng thời tác động các biện pháp xúc tiến tái sinh nhằm tăng số lượng cây Vù hương trong lâm phần.

Tài liệu tham khảo

Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam - Phần II: Thực vật. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, trang 250-251.

Bộ xây dựng (2022), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, Ban hành kèm theo quyết định số 02/2022/TT-BXD ngày 26/9/2022.

Chính phủ (2019), Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Chính phủ (2021) Nghị định số 84/2021/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp

Trần Hợp (1997), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Lê Văn Quang, Hoàng Văn Thắng (2023), “Thực trạng trồng rừng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại một số tỉnh phía Bắc”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4, tr80-89.

Nguyễn Viễn và cộng sự (2022), Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lecomte) cung cấp gỗ lớn và tinh dầu tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam - mã số NVQG-2018/12, Báo cáo tổng kết đề tài Quỹ gen cấp Quốc gia, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

https://www.iucnredlist.org/species/35937/9969078 (Truy cập ngày 19/5/2023)

Đã xuất bản

23-09-2024

Cách trích dẫn

[1]
Lê Văn, Q. và Hoàng, V.T. 2024. ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI VÙ HƯƠNG (Cinnamomum balansae H.Lecomte) Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.939.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.