Bài chấp nhận đăng

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN NƠI CÓ LOÀI XOAN MỘC (Toona sureni (Blume) Merr.) PHÂN BỐ TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN VÀ TỈNH SƠN LA


Các tác giả

  • Duy Khánh Nguyễn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Văn Hùng Nguyễn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Văn Tiệp Hà Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Thị Kiều Lò Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Văn Tuân Vũ Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Việt Tùng Tòng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Tùng Lâm Nguyễn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Thị Hương Ly Nguyễn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
  • Thị Thanh Huyền Phan Đại học Tây Bắc
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.943

Từ khóa:

Xoan mộc, cấu trúc rừng, Điện Biên, Sơn La

Tóm tắt

Xoan mộc (Toona surenii (Blume) Merr.) là loài cây gỗ lớn, chất lượng gỗ tốt, đã và đang bị khai thác mạnh. Để góp phần bảo tồn và phát triển loài cây này, bài báo cung cấp kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Xoan mộc phân bố tại Điện Biên và Sơn La. Bằng phương pháp điều tra trên 6 tuyến và 18 ô tiêu chuẩn điển hình, tạm thời có diện tích mỗi ô là 2.500m2 ở trạng thái rừng nghèo, rừng nghèo kiệt, rừng trung bình. Kết quả cho thấy: Mật độ tầng cây cao khá thấp, chỉ từ 124 – 267 cây/ha, trong khi đó mật độ Xoan mộc từ 12 – 29 cây/ha. Khu vực nghiên cứu khá đa dạng với nhiều loài cây khác nhau, dao động từ 30 – 48 loài, trong đó có 6 – 7 loài tham gia vào công thức tổ thành theo chỉ số IV%. Chỉ số IV% của Xoan mộc dao động từ  9,34 – 15,97%. Cấu trúc tầng tán có 3 tầng chính, số cây trong lâm phần tập chung chủ yếu ở tầng tán chính (84 – 184 cây/ha), Xoan mộc phân bố chủ yếu ở tầng tán chính và tầng vượt tán; Độ tàn che trung bình từ 0,45 – 0,7. Hàm khoảng cách phù hợp nhất để mô phỏng quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính và hàm Weibull phù hợp nhất để mô phỏng quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao. Trong tự nhiên Xoan mộc thường đi kèm với mội số loài Dẻ gai, Nhội, Giổi găng, Xoan nhừ, Du sam núi đất,… những loài này nên chọn trồng hỗn giao hoặc làm giàu rừng với loài Xoan mộc.

Tài liệu tham khảo

Bảo Huy, 1997. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và sinh trưởng loài cây bản địa Xoan mộc (Toona Sureni (B1.) Moore) làm cơ sở tổ chức kinh doanh tại lâm trường Quảng Tân, huyện Đắk RLắp, Đắk Lắk, Báo cáo khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên.

Bảo Huy, 2002. Cây Xoan mộc. Sách sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, trang 183- 187.

Chen Dong and Cui Tonglin, 2010. Utilization Value and Cultivation Techniques of Toona sureni, Forest By-Product and Speciality in China.

Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hình, Ngô Kim Khôi, 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Trần Hữu Biển, 2015. Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Lò bo (Brownlowia tabularis Pierre), Xoan mộc (Toona surenii (Blume) Merr.) và Dầu cát (Dipterocarpus condorensis Ashton.) tại một số vùng sinh thái trọng điểm, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Viên Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Thông tư 16/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 sửa đổi một số điều thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về điều tra, kiểm kê theo dõi diễn biến rừng.

Đã xuất bản

23-09-2024

Cách trích dẫn

[1]
Nguyễn, D.K., Nguyễn , V.H., Hà , V.T., Lò , T.K., Vũ , V.T., Tòng, V.T., Nguyễn , T.L., Nguyễn , T.H.L. và Phan, T.T.H. 2024. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN NƠI CÓ LOÀI XOAN MỘC (Toona sureni (Blume) Merr.) PHÂN BỐ TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN VÀ TỈNH SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.943.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả