KHẢ NĂNG PHỤC HỒI SAU KHAI THÁC KIỆT CỦA KIỂU RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP KRÔNG PA, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI


Các tác giả

  • Lê Cảnh Nam Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Hồ Ngọc Thọ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa , huyện KBang, tỉnh Gia Lai
  • Nguyễn Thế Hiển Trường Đại học Tây Nguyên
  • Nguyễn Bá Trung Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Huỳnh Nhân Trí Phân hiệu trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Gia Lai
  • Ngô Văn Cầm Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Trương Xuân Hinh Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa , huyện KBang, tỉnh Gia Lai
  • Phạm Trọng Nhân Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Nguyễn Văn Thiết Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.980

Từ khóa:

Rừng phục hồi sau khai thác kiệt, Rừng lá rộng thường xanh, Cấu trúc, Tái sinh, Công ty lâm nghiệp Krông Pa.

Tóm tắt

Rừng tự nhiên sản xuất sau nhiều năm khai thác gỗ và kiểm soát thiếu chặt chẽ đã trở nên suy thoái nghiêm trọng vì vậy đang được quan tâm quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt để phục hồi và phát triển. Đánh giá khả năng phục hồi của rừng tự nhiên suy thoái sau khai thác là một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi và góp phần nâng cao chất lượng rừng để đưa rừng tự nhiên quay trở lại đóng góp vào sự phát triển bền vững. Nghiên cứu này được thực hiện tại Công ty Lâm nghiệp Krông Pa, tỉnh Gia Lai, với mục tiêu đánh giá khả năng phục hồi tự nhiên của kiểu rừng lá rộng thường xanh nghèo sau 12 năm khai thác kiệt thông qua các đặc điểm lâm học như cấu trúc mật độ, tổ thành tầng cây gỗ và lớp cây tái sinh; cấu trúc tầng thứ, các chỉ tiêu sinh trưởng; và đặc điểm phân bố N/D1.3, N/Hvn. Đã thiết lập 7 ô tiêu chuẩn hình tròn (R = 17,84 m) có diện tích 1000 m2 theo phương pháp ngẫu nhiên để đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng phục hồi tự nhiên của các lâm phần nghiên cứu diễn ra nhanh và rất ổn định tuân theo qui luật tự nhiên, thể hiện qua các chỉ tiêu: mật độ tầng cây gỗ biến động từ 350 - 830 cây/ha, tổ thành tầng cây gỗ tương đối đa dạng, giao động từ 9 - 44 loài, trong đó có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành. Nhìn chung các lâm phần nghiên cứu đều có 3 tầng tán, chiều cao trung bình tầng cây gỗ là 12,3 m, đường kính ngang ngực là 22,1 cm và trữ lượng bình quân đạt 256,099 m3/ha. Phân bố N/D1.3 và N/Hvn có dạng giảm.

Tài liệu tham khảo

Bộ NN&PTNT, 2024. Đề án :Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng hỗ trợ các địa phương ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2024 -2030”.

Bộ NN&PTNT, 2024. Quyết định số 816/QĐ-BNN-KL ngày 20/3/2024, Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2023

Bộ NN & PTNT, 2023. Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng BNN&PTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

Bảo Huy, 2017. Tin học thống kê trong lâm nghiệp. Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Tp. HCM, 282p.

Bảo Huy và Nguyễn Thế Hiển, 2021. Hướng dẫn kỹ thuật phục hồi rừng tự nhiên. Tropenbos Việt Nam.

Phùng Ngọc Lan, 1986. Lâm sinh học. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội, 120p.

Lê Cảnh Nam, Nguyễn Thành Mến, Hồ Ngọc Thọ và Bảo Huy, 2020. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến mật độ phân bố Thông 5 lá ở Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1/2020: 62-72.

Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 276p.

Daniel Marmillod, 1982. Methodology and results of studies on the composition and structure of a terraced forest in Amazonia. Doctorate. Georg - August - Universität Göttingen., Göttingen.

Tải xuống

Đã xuất bản

30-09-2024

Số lượt xem tóm tắt

18

PDF Tải xuống

10

Cách trích dẫn

[1]
Le, C.N., Hồ , N.T., Nguyễn, T.H., Nguyễn , B.T., Huỳnh, N.T., Ngô, V.C., Trương , X.H., Phạm, T.N. và Nguyễn , V.T. 2024. KHẢ NĂNG PHỤC HỒI SAU KHAI THÁC KIỆT CỦA KIỂU RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP KRÔNG PA, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.980.

Số

Chuyên mục

Bài viết