KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY MỘT SỐ GIỐNG KEO LAI TẠI TỈNH ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Trần Hữu Biển Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Nguyễn Trọng Tài Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.918

Từ khóa:

Keo lai tự nhiên, dòng vô tính, sinh trưởng, năng suất, chống chịu bênh

Tóm tắt

Ảnh hưởng cực đoan của biến đổi khí hậu ngày càng trở lên khốc liệt và sự xâm nhập của nấm bệnh đã làm suy giảm rõ rệt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai tại tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu của nghiên cứu này là chọn được giống Keo lai đạt năng suất và chất lượng cao, phù hợp để trồng rừng kinh tế tại tỉnh Đồng Nai. Mô hình khảo nghiệm gồm 16 dòng Keo lai mới chọn lọc được xây dựng tại Xuân Lộc, Đồng Nai. Kết quả đánh giá tại thời điểm 42 tháng tuổi cho thấy có sự sai khác rõ rệt giữa các dòng về tỷ lệ sống, các chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng thân cây cũng như tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans. Các dòng có sinh trưởng và chất lượng thân cây tốt. Trong tổng số 16 dòng Keo lai đưa vào khảo nghiệm, có 3 dòng KL-01-VC, KL-05-VC, KL-14-VC có năng suất đạt từ 28,3 – 31,3 m3/ha/năm. Những dòng này có thân cây thẳng, cành nhánh nhỏ, tỷ lệ nhiễm bệnh chỉ từ 12,5% - 14,3%, phù hợp với mục tiêu chọn giống Keo lai đạt năng suất và chất lượng cao để trồng rừng kinh tế tại tỉnh Đồng Nai

Tài liệu tham khảo

Bộ Khoa học và Công nghệ, 2017. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8761-1:2017.Giống cây lâm nghiệp – khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng, phần 1 nhóm loài cây lấy gỗ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2021. Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2021 về việc Quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

Cục Bảo vệ thực vật, 2021. Quyết định 2170/QĐ-BVTV-KH ngày 22 tháng 11 năm 2021 v/v công nhận tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực bảo vệ thực vật - Quy trình kỹ thuật quản lý tổng hợp bệnh chết héo gây hại keo lá tràm, keo lai và keo tai tượng.

Vũ Tiến Hinh, 2012. Điều tra rừng (Giáo trình dùng cho sau đại học). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 204 trang.

Lê Đình Khả và cộng sự, 2001. Báo cáo tổng kết đề tài “Chọn giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu” giai đoạn 1996-2000. Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng.

Lê Đình Khả, 2003. Nghiên cứu chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 292 trang.

Nguyễn Đức Kiên, Ngô Văn Chính, Dương Hồng Quân, 2022. Nghiên cứu chọn giống Keo lai mới sinh trưởng nhanh phục vụ trồng rừng ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4/2022, trang 5-11.

Nguyễn Văn Phú, Trần Quang Bảo, Lã Nguyên Khang, 2020. Hiệu quả kinh tế và xã hội rừng trồng Keo lai (Acacia hybrid) tại tỉnh Đồng Nai. Tạp chí khoa học và công nghệ Lâm nghiệp, số 3/2020, trang 105 - 113.

Đỗ Thanh Tùng, Nguyễn Đức Kiên, Dương Hồng Quân, Ngô Văn Chính, 2022. Sinh trưởng các dòng keo lai tự nhiên (Acacia mangium × A. auriculiformis) mới chọn lọc tại Định Quán, Đồng Nai. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 5/2022, trang 44-52.

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2024. Quyết định số 487/QĐ-UBND ngày 29/02/2024 của UBND tỉnh Đồng Nai về công bố hiện trạng, diện tích rừng tỉnh Đồng Nai năm 2023.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, 2019. Báo cáo cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-09-2024

Số lượt xem tóm tắt

24

PDF Tải xuống

12

Cách trích dẫn

[1]
Trần, H.B. và Nguyễn Trọng, T. 2024. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY MỘT SỐ GIỐNG KEO LAI TẠI TỈNH ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.918.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.