ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis) Ở QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Phạm Đình Sâm Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hồ Trung Lương Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Văn Thành Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trần Thị Hồng Vân Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hà Thị Mai Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Huy Sơn Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Keo lá tràm, mật độ,, sinh trưởng, Quảng Ninh

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) giai đoạn 5 năm tuổi ở Quảng Ninh với 4 công thức mật độ: 1.660 cây/ha (3  2 m); 1.110 cây/ha (3  3 m); 830 cây/ha (cự ly 4  3 m); 625 cây/ha (cự ly 4  4 m) cho thấy trồng rừng Keo lá tràm thích hợp là 1.660 cây/ha (3  2 m). Sau 5 năm tuổi, trữ lượng gỗ cây đứng đạt 104,0 m 3 /ha, năng suất gỗ cao nhất đạt 20,8 m 3 /ha/năm. Trong khi đó mật độ từ 1.110 cây/ha, 830 cây/ha và 625 cây/ha chỉ đạt với các trị số tương ứng là: 84,6 m 3 /ha (16,9 m 3 /ha/năm); 87,4 m 3 /ha (17,5 m 3 /ha/năm); 69,9 m 3 /ha (14,0 m 3 /ha/năm). Sau 5 năm trồng ở mật độ 1.660 cây/ha có thể tỉa thưa khoảng 25% so với mật độ trồng ban đầu, chủ yếu là tỉa thưa tầng dưới. Đối với rừng trồng mật độ 1.110 cây/ha, sau 5 năm tuổi chưa cần thiết phải tỉa thưa.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Con, 2010. "Hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng sản xuất gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn cho keo lai", Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 2, tr. 4326 - 4334.

2. Bùi Việt Hải, 1998. Nghiên cứu một số cơ sở khoa học của kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng Keo lá tràm tại vùng miền Đông Nam Bộ, Luận án Tiến sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Huy Sơn, 2020. Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh meo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.

4. Nguyễn Huy Sơn và Nguyễn Thanh Minh, 2014. "Khả năng cung cấp gỗ lớn của rừng trồng keo lá tràm 11 năm tuổi ở Đồng Nai", Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp (3), tr. 3442 - 3450.

5. Đặng Văn Thuyết, 2010. Nghiên cứu hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo, bạch đàn, Thông caribea cung cấp gỗ lớn. Báo cáo tổng kết đề tài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.

6. Nguyễn Hải Tuất, 1982. Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Hải Tuất và Nguyễn Trọng Bình, 2005. “Khai thác và sử dụng SPSS để sử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp”. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Beadle, C., 2006. Developing a strategy for pruning and thinning Acacia mangium to increase wood value In K. Potter, A. Rimbawanto, & C. Beadle (Eds.), Heart rot and root rot in Acacia mangium: identification and assessment, Australian Centre for International Agricultural Research, Yogyakarta, Indonesia:

9. Beadle, C., Trieu, D., & Harwood, C., 2013. Thinning increases saw-log values in fast-growing plantations of acacia hybrid in Vietnam, Journal of Tropical Forest Science, 25(1), pp. 42 - 51.

10. Vu Dinh Huong, 2016. Understanding growth and physiological responses to slash management, thinning and fertiliser application in short-rotation tropical acacia plantations. Dissertation, University of Tasmania.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

6

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Sâm, P. Đình, Lương, H.T., Thành, H.V., Vân, T.T.H., Mai, H.T. và Sơn, N.H. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis) Ở QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.