SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG VÔ TÍNH KEO LÁ TRÀM ( Acacia auriculiformis) Ở QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Phạm Đình Sâm Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Thị Nhung Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hồ Trung Lương Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Thanh Sơn Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Hữu Thịnh Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Huy Sơn Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Dòng vô tính, Keo lá tràm,, khảo nghiệm giống mở rộng, sinh trưởng, Quảng Ninh

Tóm tắt

Kết quả đánh giá sinh trưởng của 12 dòng vô tính Keo lá tràm ở giai đoạn 5 năm tuổi tại Quảng Ninh cho thấy có sự sai khác rõ rệt giữa các dòng vô tính Keo lá tràm về tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng (Fpr<0,001). Nhóm các dòng vô tính Keo lá tràm có năng suất gỗ cao nhất gồm Clt7, Clt26, Clt98 và Clt57, đạt năng suất từ 16,5 - 23,0 m 3 /ha/năm; nhóm thứ hai gồm các dòng Clt133, Clt19, Clt43 và AA9, năng suất gỗ chỉ đạt từ 11,1 - 15,5 m 3 /ha/năm; thấp nhất là nhóm các dòng Bvlt85, Clt25, Bvlt83 và Clt18, ch ỉ đạt từ 5,8 - 9,1 m 3 /ha/năm. Tuy nhiên, các chỉ tiêu chất lượng thân cây của Keo lá tràm ở giai đoạn 5 năm tuổi chưa có sự sai khác rõ rệt về mặt thống kê (Fpr > 0,001). Kết quả đã xác định được sáu dòng vô tính có khả năng sinh trưởng nhanh, trữ lượng gỗ cây đứng lớn, chất lượng thân cây tốt được lựa chọn theo thứ tự từ cao xuống thấp là Clt98, Clt26, Clt57, Clt7, Clt133 và AA9 có khả năng sinh trưởng nhanh, trữ lượng gỗ cây đứng lớn, chất lượng thân cây tốt, đáp ứng được mục tiêu trồng rừng gỗ lớn ở Quảng Ninh nói riêng và vùng Đông Bắc Bộ nói chung. Trong đó các dòng Clt98, Clt26, Clt57 tại thời điểm 3,5 năm tuổi đã được xác định là các giống mở rộng cho trồng rừng ở vùng Đông Bắc Bộ theo đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới” giai đoạn 2015 - 2019

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Kiên Cường, Đỗ Thị Ngọc Hà, Vì Văn Khánh, Phùng Văn Tỉnh, 2020. "Đánh giá sinh trưởng và năng suất của một số dòng keo lai, Keo lá tràm tại Bàu Bàng, Bình Dương", Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp (6), tr. 76

2. Triệu Thị Thu Hà, Cấn Thị Lan, Đồng Thị Ưng, 2014. "Nghiên cứu nhân giống Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào", Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp (4), tr. 3508 - 3515.

3. Võ Đại Hải, Đoàn Ngọc Dao, 2013. Giới thiệu một số giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận là giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật, Tổng cục Lâm nghiệp, Hà Nội.

4. Lê Đình Khả, 1999. Nghiên cứu sử dụng giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Lê Đình Khả, 2003. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu, Nguyễn Minh Chí, 2013. "Đánh giá sinh trưởng và chỉ số bệnh của các dòng keo lai và Keo lá tràm mới được công nhận những năm gần đây", Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp (3), tr. 2845 - 2853.

7. Nguyễn Hải Tuất, 1982. Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Figyantika, A., Mendham, D. S., Hardie, M. A., Hardiyanto, E. B. and Hunt, M. A., 2020. "Productivity benefits from integrating Acacia auriculiformis and agricultural cropping in Java, Indonesia", Agrofor. Syst., 94(6), pp. 2109 - 2123.

9. Luangviriyasaeng, V.; Pinyopusarerk, K., 2002. "Genetic variation in second-generation progeny trial of Acacia auriculiformis in Thailand", Journal of Tropical Forest Science, 14, pp. 131 - 144.

Tải xuống

Số lượt xem: 11
Tải xuống: 3

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Sâm, P. Đình, Nhung, H.T., Lương, H.T., Sơn, N.T., Thịnh, N.H. và Sơn, N.H. 2024. SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG VÔ TÍNH KEO LÁ TRÀM ( Acacia auriculiformis) Ở QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>