ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢKINH TẾ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI KON TUM


Các tác giả

  • Nguyễn Thanh Sơn Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Thị Nhung Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Phạm Đình Sâm Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Hữu Thịnh Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trần Hoàng Quý Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hà Thị Mai Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Văn Thành Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hồ Trung Lương Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Phạm Tiến Dũng Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trần Hồng Vân Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Cáp Thế Kiệt Phòng NN & PTNT huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum
  • Phạm Thị Xuân Thùy Công ty TNHH Dịch vụ- Kỹthuật Nông nghiệp xanh Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Từ khóa:

Hiệu quả kinh tế,, mô hình nông lâm kết hợp, Kon Tum

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình nông lâm kết
hợp (NLKH) điển hình trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Phương pháp được
dùng để đánh giá hiệu quả kinhtế thông qua việc sử dụng các chỉ số NPV,
BCR và DPP với mức chiết khấu áp dụng r = 6,5%/năm. Kết quả phân tích
đánh giá cho thấy tất cả 27 mô hình đều có tổng lãi ròng (NPV) > 0. Trong
đó NPV có sự dao động rất lớn từ mô hình lâm nghiệp (LN) (Bời lời đỏ)
thuần chỉ đạt 79 triệu/ha cho chu kỳ kinh doanh 25 năm đến mô hình nông
nghiệp công nghệ cao (NNCNC) (Bí Nhật) có cùng thời gian kinh doanh
nhưng NPV đạt tới 14.391 triệu/ha. Một số mô hình đem lại lãi ròng NPV
lớn và thời gian thu hồi vốn nhanh thường là các mô hình cần vốn đầu tư
lớn. Các mô hình có vốn đầu tư nhỏ thì thời gian hoàn vốn thường kéo dài
hơn. Các mô hình có tiềm năng đem lại tổng lãi ròng lớn và thờigian thu
hồi vốn nhanh đa phần có yếu tố dược liệu với các cây như Đinh lăng
Polyscias fruticosa), Sâm dây (Codonopsis sp.) và Đương quy (Angelica
sinensis). Tuy nhiên, những cây dược liệu này mới chỉ được trồng một cách
tự phát với quy mô nhỏ trong vài năm trở lại đây nên thị trường(mạng lưới
thu mua còn manh mún) chưa được định hình. Vì vậy, để phát triển và nhân
rộng các mô hình NLKH có cây dược liệu cần có sự liên kết của 4nhà
(Quản lý; doanh nghiệp; sản xuất và khoa học) cùng xây dựng và phát triển
vùng nguyên liệu, chế biến và thương mại nhằm tạo lập thương hiệu và chỉ
dẫn địa lý cho sản phẩm đặc hữu của địa phương

Tài liệu tham khảo

1. Mai Phương, Ngọc Thắng, 2020. Nông nghiệp Việt Nam. (https://nongnghiep.vn/tay-nguyen-co-nhieu-loi-thetro-thanh-vung-san-xuat-cay-an-qua-trong-diem-d264863.html).

2. Nguyễn Thị Ngọc Nga, 2019. Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Kinh tế. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

3. Nguyễn Phúc, 2020. Trồng xen trong vườn cà phê mang lại hiệu quả cao. Báo nhân dân: (https://nhandan.com.vn/chuyen-lam-an/trong-xen-trong-vuon-ca-phe-mang-lai-hieu-qua-cao-473156/)

4. Nguyễn Viết Khoa, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Vũ Hồng, Vũ Văn Mễ, 2006. Sản xuất nông lâm kết hợp ở Việt Nam. Trong Cẩm nang ngành lâm nghiệp (trang 65).

5. Phạm Thế Trịnh, Đào Châu Thu, Trần Minh Tiến, 2014. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng xen mắc ca trong vườn cà phê trên đất đỏ Bazantại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học vàphát triển, 422 - 428.

6. Quyết định số 33/2013/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc Ban hành đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh tại các huyện Đắk Glei,Tu Mơ Rông và Kon Plông.

7. Quyết định số 24/2019/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc ban hành Bảng đơn giá các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2020.

8. UBND tỉnh Kon Tum, 2019. Định mức kinh tế - kỹ thuật một số loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Kèm theo Quyết định số: 31/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum).

9. Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, 2019. Xây dựng chỉ dẫn địa lý "Đắk Hà" cho cà phê của huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum.

10. http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phan-tich-kinh-te-trong-rung-nguyen-ly-va-thuc-tien-47088.h

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

23

PDF Tải xuống

9

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, N.T., Nhung, H.T., Sâm, P. Đình, Thịnh, N.H., Quý, T.H., Mai, H.T., Thành, H.V., Lương, H.T., Dũng, P.T., Vân, T.H., Kiệt, C.T. và Thùy, P.T.X. 2024. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢKINH TẾ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI KON TUM . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 > >>