KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC BÓN PHÂN CHO RỪNG TRỒNG KEO LAI Ở QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Nguyễn Huy Sơn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Đình Sâm Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Vũ Tiến Lâm Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hồ Trung Lương Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Bón phân, keo lai, , rừng trồng,, sinh trưởng, Quảng Ninh

Tóm tắt

Keo lai (Acacia hybrids) là cây trồng lâm nghiệp chủ lực ở nước ta hiện nay, để nâng cao năng suất gỗ rừng trồng, một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh quan trọng là bón phân cho rừng trồng. Đất ở khu vực thí nghiệm rất chua (pHKCl ≈ 3,57 - 3,73), hàm lượng mùn ở mức nghèo đến trung bình (1,06 -2,53%), hàm lượng N tổng số ở mức nghèo đến trung bình (0,063 - 0,155%); hàm lượng P2O5 dễ tiêu ở mức rất nghèo (≤ 3 mg/100 g đất), hàm lượng K2O dễ
tiêu ở mức nghèo đến trung bình (6,6 - 17,4 mg/100 g đất). Thí nghiệm được trồng trên loại đất này gồm hỗn hợp 2 dòng vô tính keo lai là BV16 và BV32, sau 1 năm, tỷ lệ sống trung bình đạt 96,81%, đường kính gốc (Doo) trung bình đạt
3,39 cm, chiều cao trung bình (Hvn) đạt 2,47 m, đường kính tán trung bình (Dt) đạt 1,68 m. Kết quả phân tích N, P, K trong lá keo lai sau 1 năm trồng cho thấy hàm lượng N và P2O5 tổng số trong lá keo lai cao hơn nhiều so với ở trong đất với các trị số tương ứng là 1,080 - 2,531%N và 2,15 - 6,27 mg P2O5/100 g lá, chứng tỏ nhu cầu N và P2O5 của keo lai rất lớn, nhưng keo lai có khả năng tự tổng hợp N sinh học từ không khí. Ngược lại, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất
mặc dù ở mức nghèo, nhưng trong lá (0,072 - 0,277 mg/100 g lá) còn thấp hơn nhiều so với ở trong đất, chứng tỏ nhu cầu K2O không lớn. Vì vậy, khi trồng rừng keo lai ở đây cần phải bổ sung P2O5. Sau 2 năm trồng, tức là sau 1 năm bón
thúc với 9 công thức phân bón khác nhau, tỷ lệ sống trung bình đạt 87,12%, các công thức bón thúc P2O5 và K2O cho khả năng sinh trưởng tốt hơn hẳn so với các công thức chỉ bón 200 g NPK (16:16:8). Đặc biệt, tốt nhất ở công thức bón 400 g P2O5 kết hợp 100 g K2O, đường kính ngang ngực trung bình đạt 8,31 cm, chiều cao trung bình đạt 8,44 m, đường kính tán trung bình đạt 3,83 m. Chứng tỏ bón thúc P2O5 hoàn toàn phù hợp với nhận định về nhu cầu dinh dưỡng của cây keo lai cũng như khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008. Quyết định Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017 của Bộ trưởng BộNN&PTNT, ngày 03/4/2018.

2. Nguyễn Xuân Quát, Phạm Đình Sâm, Cao Văn Lạng, 2015. Đánh giá điều kiện lập địa của các mô hình trồng keo có triển vọng làm gỗ lớn ở vùng Đông Bắc bộ (Quảng Ninh và Bắc Giang). Báo cáo chuyên đề. Thuộc đềtài "Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới". 27 trang.

3. Simpson, J.A., 2000. Effect of site management in A. mangium plantation on the coastal lowlands of subtropical Queensland, Austrailia. In: Site management and producstivity in tropical plantation forests. (Eds: E.K.S. Nambiar, C. Cossalter, A. Tiarks and J. Ranger: workshop proceeding, 7 - 11 December 1999, Kerala, India, p

- 71. Centre for International Forest Research, Bogo, Indonesia, p. 73 - 82.

4. Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Xuân Quát, Đoàn Hoài Nam, 2006. Kỹ thuật trồng rừng thâm canh một số loài cây gỗ nguyên liệu. NXB Thống kê, Hà Nội, 128 trang.

5. www.nhandan.com.vn, 2018. Trồng rừng thâm canh cây keo lai theo hướng bền vững. Báo Nhân dân điện tửngày 24/7/2018.

6. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

9

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, N.H., Sâm, P. Đình, Lâm, V.T. và Lương, H.T. 2024. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC BÓN PHÂN CHO RỪNG TRỒNG KEO LAI Ở QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.