ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN HẠT LÙNG


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Chuyền Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ
  • Phan Văn Thắng Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ
  • Nguyễn Huy Sơn Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ

Từ khóa:

Bảo quản hạt giống, đặc điểm sinh học, Lùng (Bambusa longissima sp. nov)

Tóm tắt

Lùng (Bambusa longissima sp. nov) thuộc chi Tre (Bambusa), họ Hòa thảo (Poaceae), là loài kích thước trung bình, lóng khá dài, có giá trị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu cao. Lùng có phân bố tự nhiên tập trung tại một số huyện của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Sơn La. Hiện nay, rừng Lùng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp về diện tích và suy thoái về chất lượng. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật bảo quản hạt giống làm cơ sở để nhân giống, gây trồng và phục hồi rừng Lùng là rất cần thiết, có ý nghĩa cả khoa học và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy quả Lùng thuộc dạng quả thóc, mỗi quả có 1 hạt. Hạt hình bầu dục, vỏ mỏng dạng trấu, nội nhũ màu trắng xám; đường kính trung bình = 4,3 mm, dài trung bình = 11,42 mm. Khối lượng 1.000 hạt là 87,40 gam; 1 kg trung bình có 11.447 hạt. Độ ẩm ban đầu trung bình của hạt là 35,83%. Thế nảy mầm trung bình cao nhất đạt 56,48%. Xử lý hạt giống trong nước ấm (35 - 40oC) trong 4 giờ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất là 80,56%. Thời gian bắt đầu nảy mầm của hạt trong điều kiện tốt nhất từ 2 - 3 ngày, thời gian nảy mầm từ khi bắt đầu đến khi kết thúc là 14 - 18 ngày. Hạt có tỷ lệ nảy mầm cao nhất ở độ ẩm tự nhiên ban đầu trung bình là 35,83%, tỷ lệ nảy mầm của hạt giảm mạnh khi độ ẩm của hạt giảm, hạt giống hoàn toàn mất sức nảy mầm ở độ ẩm 25,50%. Bảo quản hạt Lùng trong điều kiện độ ẩm tự nhiên ban đầu là 35,83%, nhiệt độ môi trường là 5oC cho kết quả tốt nhất. Tỷ lệ nảy mầm giảm dần theo thời bảo quản, sau 1 tuần tỷ lệ nảy mầm đạt 61,11%, sau 2 tuần giảm xuống 42,59% và sau 5 tuần là 1,85%.

Tài liệu tham khảo

1. Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam - Pha II, 2007. Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ, Hà Nội.

2. Vũ Văn Dũng, 2004. Đề xuất các loài tre nứa trong cơ cấu cây trồng của Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng. Bản tin Lâm sản ngoài gỗ, mạng lưới Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Số 1, tháng 7. Trang 1-3.

3. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005. Tre trúc Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 206 trang.

4. Nguyễn Trọng Bình và Nguyễn Văn Thêm, 2015. Ứng dụng SPSS để xử lý thông tin trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Anan Anantachote, 1985. Recent research on Bamboos: Flowering and Seed Characteristics of Bamboos in Thailand, October 6-14, 1985.

Tải xuống

Đã xuất bản

15-08-2023

Số lượt xem tóm tắt

16

PDF Tải xuống

4

Cách trích dẫn

[1]
Chuyền, N.T., Thắng, P.V. và Sơn, N.H. 2023. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN HẠT LÙNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 8 2023), 53–61.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>