KHẢ NĂNG CUNG CẤP GỖ LỚN CỦA RỪNG KEO LAI 13,5 TUỔI TRỒNG Ở QUẢNG TRỊ


Các tác giả

  • Nguyễn Huy Sơn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Xuân Đỉnh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Gỗ lớn, keo lai 13,5 năm tuổi, Quảng Trị

Tóm tắt

Keo lai (Acacia hybrids) là loài cây trồng rừng chủ lực ở Việt Nam trong những năm qua, chủ yếu cung cấp gỗ nhỏ cho công nghiệp chế biến bột giấy và dăm mảnh xuất khẩu. Do nhu cầu sử dụng gỗ lớn ngày càng tăng nên việc trồng rừng keo lai kinh doanh gỗ lớn là cần thiết. Để góp phần làm cơ sở khoa học phát triển rừng trồng keo lai cung cấp gỗ lớn xin giới thiệu mô hình keo lai 13,5 năm tuổi trồng ở Cam Lộ, Quảng Trị. Mật độ trồng ban đầu là 1.330, 1.660 và 2.500 cây/ha, sau 2 năm trồng tỷ lệ sống đạt trên 91%, sau 9,5 năm tỷ lệ sống giảm mạnh chỉ còn từ 49 - 56%, sau 13,5 năm tỷ lệ sống chỉ còn từ 31 - 47%. Sau 2 năm, sinh trưởng đường kính (D1,3) đạt từ 6,19 - 7,17cm, nhanh nhất ở mật độ 1.330 cây/ha, chậm nhất ở mật độ 2.500 cây/ha; d = 3,1 - 3,6 cm/năm, h = 3,5 - 3,6 m/năm. Sau 9,5 năm, sinh trưởng đường kính đạt từ 15,13 - 17,49 m và chiều cao đạt từ 17,52 - 18,64 m; d = 1,59 - 1,84 cm/năm, h = 1,84 - 1,96 m/năm. Sau 13,5 năm, sinh trưởng đường kính đạt 17,93 - 18,91cm, chiều cao đạt từ 21,06 - 21,98m; d = 1,33 - 1,40 cm/năm, h = 1,56 - 1,63 m/năm. Trữ lượng gỗ cây đứng (M) của rừng trồng sau 9,5 năm đạt từ 160,30 - 214,80m3/ha, M = 16,87 - 22,61 m3/ha/năm. Sau 13,5 năm tuổi trữ lượng gỗ
(M) đạt từ 168,10 - 219,54 m3/ha, M = 12,45 - 16,26 m3/ha/năm. Số cây đạt tiêu chuẩn gỗ lớn (D1,3 > 18cm) sau 9,5 năm tuổi đạt tỷ lệ từ 16,98 -37,93%, chưa có cây có D1,3 > 25cm. Sau 13,5 năm trồng, số cây đạt tiêu chuẩn gỗ lớn (D1,3 > 18cm) đạt tỷ lệ từ 48 - 58%, trong đã có từ 2 - 7% số cây có D1,3 > 25cm.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trọng Bình, 2003. Lập biểu cấp đất và biểu thể tích tạm thời rừng keo trồng thuận loài. Tạp chí NN&PTNT, số 7/2003.

2. Bộ NN&PTNT, 2015. Quyết định số 3135/QĐ - BNN - TCLN của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ngày 06/8/2015 và bảng số liệu diễn biến tài nguyên rừng năm 2014.

3. Nguyễn Huy Sơn, 2006. Kỹ thuật trồng rừng thâm canh một số loài cây gỗ nguyên liệu. NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Nguyễn Huy Sơn, 2009. Ảnh hưởng của tỉa thưa đến sinh trưởng và năng suất gỗ rừng trồng keo lai ở Đông Nam Bộ. Tạp chí NN&PTNT, số 4/2009. Trang 103 - 107.

5. Nguyễn Huy Sơn, 2016. Triển vọng gỗ lớn của một số mô hình trồng các loài keo ở Bình Định và Phú Yên. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1. Trang 4199 - 4207.

6. Nguyễn Hải Tuất, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp.

7. Nguyễn Hải Tuất, 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

7

PDF Tải xuống

4

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, N.H. và Đỉnh, P.X. 2024. KHẢ NĂNG CUNG CẤP GỖ LỚN CỦA RỪNG KEO LAI 13,5 TUỔI TRỒNG Ở QUẢNG TRỊ . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.